Vấn đề tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở

Tóm tắt tình huống:

Chào luật sư, cho tôi được hỏi tình huống sau: Năm 2004 nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở dụng đất cho bà B. Năm 2005 bà B bỏ tiền ra xây nhà trên phần đất được cấp . Năm 2007 bà B định cư ở nước ngoài và giao nhà cho D (22t) là cháu trông giữ. Nay bà B trở về lấy lại nhà nhưng D không đồng ý và đòi được chia phần của mình với lý do mình có tên trong hộ khẩu khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hai bên đã hòa giải tại địa phương nhưng không thành. Vậy trong trường hợp này, D có được chia phần không? Tôi cảm ơn!
Người gửi: Thảo Thanh
chia tai san 17063009552340973

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về vấn đề của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn giúp bạn như sau:

1.Căn cứ pháp lý:

– Luật đất đai 2013;
– Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013.

2.Về vấn đề tranh chấp về nhà ở

Theo khoản 16 điều 3 Luật đất đai 2013 giải thích về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
“16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Năm 2004, Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà B và năm 2005 bà B đã xây nhà trên phần đất được cấp. Căn nhà này chính là tài sản gắn liền với đất. Vậy theo như khoản 16 điều 13 Luật đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Nhà nước đã cấp cho bà B chính là chứng thư pháp lý nhằm xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của bà B. 
Anh D lập luận rằng anh D có tên trong sổ hộ khẩu khi bà B được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên anh D phải được chia phần trong căn nhà đấy. Theo quy định tại khoản 1 điều 24 Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 về sổ hộ khẩu:
“1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.”
Vậy theo quy định này thì sổ hộ khẩu chỉ có giá trị xác định nơi thường trú của công dân chứ không phải các định chủ sở hữu của căn nhà. Trong sổ hộ khẩu của gia đình bà B chỉ thể hiện được tại đó có những ai thường trú ở đấy. Sổ hộ khẩu này hoàn toàn khác về giá trị pháp lý so với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nó không thể hiện bất kỳ một chứng cứ nào rằng D cũng là chủ sở hữu của căn nhà và D phải được chia phần. Vậy trong tình huống này, D không có quyền sở hữu đối với căn nhà nên D không có quyền yêu cầu bà B chia phần căn nhà.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề tranh chấp về nhà ở. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Lê Thị Nguyệt Hà

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Vấn đề tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề