Vay tiền mà không trả thì bị xử lý thế nào?

Tóm tắt câu hỏi;

Em chào anh/ chị. Anh/ chị xem giúp em trường hợp của em là thuộc về hình sự hay dân sự ạ. Nếu trình báo em cần làm những giấy tờ gì? Trình báo với cơ quan nào? 

Em có 2 bà dì, em không tiện nêu tên nên tạm gọi là A và B. Dì A ở làng Mĩ Tiên, xã Bột Xuyên, Mĩ Đức, Hà Nội có vay 1 khoản tiền của mẹ em mất để lại cho em. Tháng 1/ 2016 Dì A có gọi em và dì B ở trại giống Thường Tín thôn Thụy Ứng, Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội về để trả cho em số tiền kia nhưng lại không đưa cho em mà lại bảo để cho gì B đứng tên gửi vào ngân hàng trả tiền lãi hàng tháng cho em với lí do sợ em tiêu phung phí, và chồng em lấy mất. Khi đó, em không hề thấy dì A bàn giao hay đưa khoản tiền nào cho dì B trước mặt em, mà chỉ bảo em và dì B viết giấy vay nợ khi ấy cũng không đưa ra UBND xã để công chứng. Em là người viết giấy và dì B kí tên vào. Sau đó em và dì B ra vềtrong khoảng thời gian 1 năm kể từ khi vết giấy em có gọi hỏi gì B về ngân hàng dì gửi tiền, lãi xuất gửi. Gì B trả lời rất mập mờ là gửi tại ngân hàng Agribank kí gửi 3 tháng lãi chỉ có 3%,4% trong khi sau đó em hỏi nhân viên ngân hàng lãi kí gửi 3 tháng là 5,3%. Dì B này gửi cho em được tiền lãi của 3 quý mỗi quý có 2 triệu. Ngày 20/3 em gọi điện bảo dì B sang tên cho em đứng tên sổ ngân hàng kia dì B viện rất nhiều lí do: đi làm xa không về, tiền của mẹ em chứ không phải của em, em không có quyền đòi và rất nhiều lí do khác. Hai ngày sau đó em gọi lại bảo dì cho cháu xin lại số tiền kia, thì dì B nói là do em gọi điện đòi liên tục nên đã giả số tiền kia cho dì A, bảo em về dì A đòi. Hiện em đang đi làm tại khu công nghiệp Phúc Điền, Cầm Giang, Hải Dương. Em không biết nên làm thế nào.Em rất mong nhận được hồi âm sớm nhất của anh/ chị. Em xin cảm ơn.

Người gửi: Hoàng Thị Yến

vay tien nhung khong tra xu ly the nao 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tớiluật Việt Phong.Về câu hỏi của bạn, công ty luậtViệt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạnnhư sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ Luật Dân sự năm 2015;

2. Vay tiền mà không trả thì bị xử lý thế nào?

Theo các tình tiết của vụ việc thì đây vẫn là một vụ việc dân sự: bạn và dì A của bạn có quan hệ hợp đồng vay tài sản, Trong đó bạn là bên cho vay và dì B bạn là bên vay. Hợp đồng vay giữa bạn và dì B bằng văn bản, không công chứng.
Bộ luật dân sự có quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:

“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Theo đó, Theo quy định của Bộ luật dân sự thì hợp đồng vay tài sản không bắt buộc phải lập văn bản, cũng không bắt buộc phải có công chứng, chứng thực hợp đồng.
Đối với các hợp đồng vay tài sản mà bên cho vay là các tổ chức tín dụng thì thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đối với các hợp đồng vay tài sản mà bên cho vay là các tổ chức, cá nhân khác thì được điều chỉnh bởi các qui định của Bộ luật Dân sự. Điều 119 Bộ luật Dân sự qui định về hình thức của hợp đồng dân sự như đã nêu ở trên.
Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Căn cứ các qui định của Bộ luật Dân sự nêu trên, hợp đồng vay tài sản của các tổ chức, cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng thì không cần phải công chứng, chứng thực, chỉ cần giao kết bằng văn bản hai bên ký hoặc bằng hành vi là có hiệu lực pháp luật và bắt buộc các bên phải chấp hành. Nếu một bên vi phạm thì bên kia có quyền khởi kiện tới tòa án để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Như vậy, hợp đồng vay giữa bạn và dì B là có hiệu lực pháp luật, khi đến hạn trả nợ dì B là bên vay không trả thì bạn có quyền khởi kiện dì B theo thủ tục tố tụng dân sự để bảo quyền lợi của mình.
Trước tiên bạn làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân huyện Thường Tín nơi dì B cư trú.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
– Đơn khởi kiện (theo mẫu);
– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp như hợp đồng vay, giấy tờ chứng minh tài sản,..
– Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng);
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);
Ngoài ra, Nếu dì B có những dấu hiệu sau thì bạn có thể tố giác lên cơ quan công an hoặc Viện kiểm sát nơi bạn sinh sống đây là hai cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tố giác tội phạm (khoản 2 điều 145 BLTTHS 2015). Bạn có thể trực tiếp tố giác với 2 cơ quan này, việc tố giác này sẽ được lập biên bản và ghi vào sổ tiếp nhận hoặc bạn có thể gửi đơn tố giác qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác để xử lý:

Điều 140:Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây:chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó”

Dì B nói đã đưa lại tiền cho dì A về dì A đòi, tuy nhiên hợp đồng vay là giữa bạn với dì B nên dì B phải có nghĩa vụ trả cho bạn. Hành vi này có thể được xem là vay tài sản bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó.

Bạn có thể thỏa thuận với dì B nếu không trả tiền cho bạn, bạn sẽ khởi kiện dân sự và tố giác, kiến nghị khởi tố dì B về những hành vi của mình.

Trên đây là những giải pháp, những căn cứ pháp lý có thể giúp bạn giải quyết tình huống của mình. Bạn có thể xem xét lựa chọn để đòi lại quyền lợi ích hợp pháp của mình.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Vay tiền mà không trả thì bị xử lý thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên đểsử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấnbạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công tyLuật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Triệu Ngoan

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Vay tiền mà không trả thì bị xử lý thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề