Vi bằng là gì? Tại sao nên lập vi bằng?

Cùng với sự phát triển của xã hội, pháp luật cũng có sự chuyển mình phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, đối với một số giao dịch dân sự để có hiệu lực pháp luật cần được đăng ký với cơ quan nhà nước. Việc đăng ký có thể thực hiện bằng hình thức công chứng tại cơ quan nhà nước và văn phòng công chứng hoặc lập vi bằng tại văn phòng thừa phát lại. Vậy vi bằng là gì? Tại sao nên lập vi bằng? Sau đây, công ty Luật Việt Phong xin cung cấp một số thông tin liên quan đến thủ tục này nhằm giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về hình thức này cũng như áp dụng những quy định của pháp luật liên quan trong các giao dịch dân sự.

Cơ sở pháp lý: 

vi bang 2105161925 1

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Văn bản hợp nhất số 7821/VBHN – BTP thì:

1. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Theo đó, vi bằng là một loại văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi mà những sự kiện, hành vi này được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Về mặt giá trị pháp lý, vi bằng có giá trị chứng cứ để Toà án xem xét khi giải quyết vụ án, bên cạnh đó nó cũng được coi là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vấn đề này được quy định tại điều 28 Văn bản hợp nhất số 7821/VBHN – BTP như sau:

Điều 28. Giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát lại lập
1. Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.
2. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Giá trị pháp lý của vi bằng rất được đề cao bởi vi bằng được lập bởi Thừa phát lại – một chức danh của người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định của pháp luật. Về mặt nguyên tắc, vi bằng chỉ được ghi nhận những sự kiện và hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Do đó, giá trị pháp lý của loại văn bản này được sử dụng tại toà cũng như trong các giao dịch dân sự như một chứng cứ quan trọng và cần thiết.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc lập vi bằng được thực hiện khi có yêu cầu của đương sự, trừ một số trường hợp quy định không được lập, đó là:

– Vi bằng được lập liên quan đến những trường hợp Thừa phát lại bị nghiêm cấm khi thực hiện nhiệm vụ

– Các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; 

– Các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Khi thực hiện lập vi bằng, cá nhân, tổ chức muốn lập vi bằng phải thoả thuận với Trưởng Văn phòng thừa phát lại về những nội dung chủ yếu được quy định tại điều 29 Văn bản hợp nhất số 7821 /VBHN – BTP như sau:

a) Nội dung cần lập vi bằng;
b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
c) Chi phí lập vi bằng;
d) Các thỏa thuận khác, nếu có.

Thoả thuận phải được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về một số vấn đề pháp lý liên quan đến lập vi bằng. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Lại Thị Khánh Lâm (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Vi bằng là gì? Tại sao nên lập vi bằng?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề