Vi phạm hợp đồng xuất khẩu lao động sẽ bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi: chị tôi đi xuất khẩu lao động tại đài loan, khi hết hạn ba năm ký tiếp hợp đồng ba năm nữa, nhưng khi đang thực hiện hợp đồng lần hai thì bị bệnh, chị tôi muốn được về nước khám bệnh thì phải làm thủ tục thế nào? Nếu Công ty môi giới không cho về thì đơn phương chấm dứt hợp đồng có phải bồi thường không? Xin cảm ơn.

Yến Vũ

Căn cứ pháp lý

– Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006.

tien mat tat mang xuat khau lao dong chui 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
  • Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật về lao động, theo điều 99 BLLĐ 2012 quy định:
Điều 99. Trả lương thông qua người cai thầu
1. Nơi nào sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự thì người sử dụng lao động là chủ chính phải có danh sách và địa chỉ của những người này kèm theo danh sách những người lao động làm việc với họ và phải bảo đảm việc họ tuân theo quy định của pháp luật về trả lương, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyền lợi khác cho người lao động, thì người sử dụng lao động là chủ chính phải chịu trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi đó cho người lao động.

Trong trường hợp này, người sử dụng lao động là chủ chính có quyền yêu cầu người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự đền bù hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, công ty dịch vụ việc làm phải có trách nhiệm đảm bảo các quyền và lợi ích cho người lao động như an toàn lao động, vệ sinh lao động… Ngoài ra, theo quy định về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, công ty dịch vụ có trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 điều 27 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ
2. Doanh nghiệp dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại các điều 13, 16, 18, 23, 24, 25 và 26 của Luật này;
b) Trực tiếp tuyển chọn người lao động và không được thu phí tuyển chọn của người lao động. Khi tuyển chọn lao động tại địa phương, doanh nghiệp phải thông báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về kết quả tuyển chọn và số lượng người lao động của địa phương đã được đưa đi làm việc ở nước ngoài;
c) Phối hợp với chính quyền địa phương thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
d) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để dạy nghề, bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu của từng thị trường lao động;
đ) Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài;
e) Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động;
Như vậy, trong trường hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài bị bệnh do ảnh hưởng từ công việc thì công ty môi giới việc làm phải có trách nhiệm phối hợp với bên nước ngoài tạo điều kiện để khám chữa bệnh cho người lao động.
  • Tiếp theo liên quan đến vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo điều 45 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, theo đó:
Điều 45. Nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
6. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;…

Trách nhiệm được đặt ra là phạt vi phạm dựa trên số tiền dịch vụ đã nộp cho bên môi giới dịch vụ việc làm trước khi sang nước ngoài làm việc được quy định tại điều 21 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

Điều 21. Tiền dịch vụ
1. Tiền dịch vụ là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp dịch vụ để thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Doanh nghiệp dịch vụ thoả thuận với người lao động về việc thu tiền dịch vụ một lần trước khi người lao động xuất cảnh hoặc thu nhiều lần trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài.
3. Trong trường hợp người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho cả thời gian làm việc theo hợp đồng mà phải về nước trước thời hạn không do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động phần tiền dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề pháp lý liên quan đến đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Thu Thuỷ

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề