Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì có phải bồi thường thiệt hại không?

Tóm tắt tình huống:

Tôi và bạn gái của tôi cuối tuần có đi chơi với nhau, bạn gái của tôi kêu khát nước, bảo tôi đi mua nước, tôi đi mua nước, trong lúc đi về tôi thấy 1 thanh niên đầu bị chảy máu đang nằm ở dưới đất, giờ anh ấy đang bị bất tỉnh đã được 1 tháng nay, nghe lời bạn gái của tôi kể cho tôi thì do bị thanh niên đó trêu ghẹo, có nói lịch sự với thanh niên đó, nhưng thanh niên đó không tránh ra, nên đã khiến thanh niên đó bị như vậy, cho tôi hỏi ngoài trách nhiệm hành chính, hình sự, thì đối với trách nhiệm dân sự thì bạn gái của tôi có bị xử phạt gì không?
Người gửi: Duy Long
phong ve 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Việt Phong, về vấn đề của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015;
– Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009).

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì có phải bồi thường thiệt hại không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Bộ luật Hình sự quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau: 
“Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả  rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Theo như thông tin mà bạn cung cấp đến cho chúng tôi thì bạn và bạn gái của bạn cuối tuần có đi chơi với nhau, bạn gái của bạn kêu khát nước, bảo bạn đi mua nước, bạn đi mua nước trong lúc đi về bạn thấy 1 thanh niên đầu bị chảy máu đang nằm ở dưới đất, giờ anh ấy đang bị bất tỉnh đã được 1 tháng nay, nghe lời bạn gái của bạn kể thì do bị thanh niên đó trêu ghẹo, có nói lịch sự với thanh niên đó, nhưng thanh niên đó không tránh ra, nên đã khiến thanh niên đó bị như vậy. Xét về yếu tố lỗi đầu tiên là do lỗi của thanh niên đó vì đã có hành vi bất lịch sự với bạn gái của bạn (trêu ghẹo bạn gái của bạn), nhưng khi thanh niên đó có những hành động như vậy bạn gái bạn đã có nói lịch sự với thanh niên đó, nhưng thanh niên đó vẫn tiếp tục thực hiện hành động đó. Ở đây, vấn đề cần nói tới đó là: việc làm của bạn gái bạn đã khiến thanh niên đó ngã xuống đất, chảy máu và hiện giờ đang đã bất tỉnh được 1 tháng nay thì đây được xem là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, bởi vì: bạn gái bạn có thể sử dụng các biện pháp phòng vệ khác nhau để cho thanh niên kia không bị trêu ghẹo, chẳng hạn như: nhờ người xung quanh đường cứu giúp, hay cũng có thể hô lớn để có người ra cứu giúp,…. Với việc làm đó ngoài thông tin bạn cung cấp đến cho chúng tôi thì bạn gái của bạn ngoài bị xử phạt hành chính, hình sự thì bạn gái của bạn sẽ bị xử phạt dân sự. 
Theo quy định của pháp luật tại Điều 594 Bộ luật Dân sự quy định về Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
“Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”
Như đã phân tích ở trên, do bạn gái của bạn đã gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bạn gái của bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại cho thanh niên đó.
Về việc bồi thường sẽ được tiến hành theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:
–  Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người thanh niên đó;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người thanh niên đó; nếu thu nhập thực tế của người thanh niên đó không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người thanh niên trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì có phải bồi thường thiệt hại không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thị Châu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì có phải bồi thường thiệt hại không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề