Xác định quốc tịch Việt Nam khi đã nhập quốc tịch nước khác

Tóm tắt câu hỏi:

Xác định quốc tịch Việt Nam khi đã nhập quốc tịch nước khác

Tôi muốn hỏi : Tôi qua định cư Nước Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình đã được 13 năm và đã nhập quốc tịch nước Mỹ được 8 năm. Xin hỏi tôi có còn quốc tịch Việt Nam không ? Làm thế nào tôi biết được mình còn quốc tịch VN không?  Trường hợp tôi không còn quốc tịch VN , thì tôi có được mua nhà và đứng tên nhà tại Việt Nam không.

Người gửi: Nam Thương (Sài Gòn)

xac-dinh-quoc-tich-viet-nam-khi-da-nhap-quoc-tich-nuoc-khac

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn chị tiết như sau:

1) Cơ sở pháp lý

– Luật Nhà ở 2014

– Luật Quốc tịch 1998

– Luật Quốc tịch 2008

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quốc tịch 2008 có hiệu lực 26/6/2014

2) Xác định quốc tịch Việt Nam khi đã nhập quốc tịch nước khác

Do việc bạn ra nước ngoài định cư đã diễn ra trong một thời gian dài, trong thời gian này đã có sự thay đổi của quy định pháp luật về quốc tịch, từ Luật quốc tịch 1998 đến Luật Quốc tịch 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quốc tịch 2008. Vì vậy, tùy vào từng thời điểm sẽ áp dụng văn bản pháp luật phù hợp. Tuy nhiên từ thời điểm 01-07-2009 Luật Quốc tịch 2008 có hiệu lực pháp luật nên từ thời điểm này sẽ áp dụng quy định của luật này. Cụ thể:

Căn cứ theo Điều 13 Luật Quốc tịch 2008 có quy định về Người có quốc tịch Việt Nam như sau:

“1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.”
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 26 Luật Quốc tịch 2008 cũng có quy định về Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam bao gồm:

“3. Không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này.”

Căn cứ theo quy định trên, trong thời hạn 5 năm tính từ thời điểm 01-07-2009 mà bạn không bạn không đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam thì theo Khoản 3 điều 26 thì bạn sẽ rơi vào trường hợp mất quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, từ ngày 26/06/2014 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quốc tịch 2008 có hiệu lực pháp luật. Trong đó có quy định sửa đổi, bổ sung Điều 3 Luật quốc tịch 2008 có quy định:

“1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

2. Bãi bỏ khoản 3 Điều 26.”

Luật sửa đổi đã bãi bỏ căn cứ việc mất quốc tịch do không đăng kí sau 5 năm kể từ ngày luật 2008 có hiệu lực. Như vậy, áp dụng vào trường hợp của bạn, tính từ 01-07-2009 đến 26/06/2014 là chưa hết 5 năm thì luật sửa đổi đã có hiệu lực. Như vậy, bạn vẫn mang quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch 2008 nên sẽ vẫn mang quốc tịch Việt Nam theo Luật sửa đổi 2014.

Vì vậy, hiện tại bạn là người mang hai quốc tịch Việt Nam và Mỹ. Bạn vẫn được phép mua nhà và đứng tên nhà ở Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề Xác định quốc tịch Việt Nam khi đã nhập quốc tịch nước khác. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Xác định quốc tịch Việt Nam khi đã nhập quốc tịch nước khác
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề