Xây dựng mồ mả trong đất thổ cư có được không?

Tóm tắt tình huống:

Trong khu dân cư của tôi có 2 vợ chồng già neo đơn, không có con cái. Vì sợ sau này không có ai hương khói nên đã xây dựng 2 mộ huyệt trong vườn nhà. Ngôi mộ nằm trong khu dân cư, gần bể nước ăn nhà tôi nhưng nhiều lần khuyên ngăn nhưng hàng xóm không có ý định phá dỡ. Cả khu xóm rất lo sợ mất vệ sinh nếu chôn cất ngay trong khu dân cư. Vậy chúng tôi có thể làm gì để ngăn chặn hành vi trên? Mong luật sư giải đáp.
Người gửi: Mạnh Hưng
1447316449 nguoi song an ngu cung nguoi da mat phununews1

Luật sư tư vấn:

Xin chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của anh, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho anh như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Nghị định 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng;
– Luật bảo vệ môi trường 2014.

2. Xây dựng mồ mả trong đất thổ cư có được không?

Theo quy định tại Điều 84 Luật bảo vệ môi trường 2014 về bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng:
1. Khu mai táng, hỏa táng phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với quy hoạch;
b) Có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư;
c) Không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
2. Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.
3. Việc mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
4. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng phải chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, về vệ sinh phòng dịch.
5. Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, chôn cất trong khu nghĩa trang theo quy hoạch, xóa bỏ hủ tục gây ô nhiễm môi trường.
Nghị định 23/2016/NĐ-CP quy định về di chuyển nghĩa trang, phần mộ riêng lẻ tại điểm a khoản 1 Điều 12 như sau: “ Gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng, không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Như vậy, việc hàng xóm nhà anh xây dựng mộ phần trong khu vực đất thổ cư nằm trong khu dân cư là vi phạm quy định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có cơ chế xử lý cụ thể và mức xử phạt đối với hành vi trên. Trong trường hợp này, gia đình anh và các hộ dân xung quanh có thể gửi đơn đề nghị chính quyền địa phương để được hỗ trợ can thiệp, thuyết phục và cưỡng chế khi cần thiết.
Trên đây là tư vấn của công ty luật Việt Phong về Xây dựng mồ mả trong đất thổ cư có được không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đỗ Đức Toàn

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Xây dựng mồ mả trong đất thổ cư có được không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề