Xử lý hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý

Chào luật sư, cháu có một vấn đề thắc mắc nhờ luật sư tư vấn giúp cháu như sau: Em cháu sinh năm 2001, bị công an bắt khi đang trên đường đi giao 1 gói cần sa (dưới 5g). Vậy trường hợp em cháu là phạm tội hình sự hay chỉ phạt hành chính?

Nguyễn Phương Nhi

Cơ sở pháp lý:

– Thông tư liên tịch số 17/2017/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội xâm phạm về ma tuý” của Bộ luật Hình sự 1999.

photo 1 15403524626761025296751 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý.

Do thông tin được cung cấp chưa rõ ràng về việc em bạn – người trực tiếp vận chuyển chất ma tuý có nhằm mục đích mua bán không nên chúng tôi xin được tư vấn dựa trên hai trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất: Vận chuyển trái phép chất ma tuý

Tại khoản 1 điều 250 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định:

Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý
1. Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;
d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

Hướng dẫn, bổ sung cho quy định tại khoản 1 điều 250, tiểu mục 3.2 mục 3 phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định:

3.2. “Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.

Như vậy, người nào có hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma tuý khác thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Đối với đối tượng chất ma tuý vận chuyển là cần sa, người vận chuyển bị xử lý hình sự khi vận chuyển nhựa cần sa từ 01 gam đến dưới 500 gam hoặc lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam.

Trường hợp thứ hai: Mua bán trái phép chất ma tuý

Tại khoản 1 điều 251 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định:

Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma tuý
1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Hướng dẫn, bổ sung cho quy định tại khoản 1 điều 251, tiểu mục 3.3 mục 3 phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định:

3.3. “Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:
a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;
b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.3 này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.

Theo đó, người nào có hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma tuý và bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Bên cạnh đó, khoản 2 điều 21 mục 2 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma tuý như sau:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;

Từ những phân tích trên đây, người nào có hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép với khối lượng theo quy định tại điều 250 Bộ luật hình sự hoặc có hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý nhằm bán trái phép thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Người vận chuyển ma tuý với khối lượng nhỏ hơn mức quy định của Bộ luật hình sự bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Như vậy, trong trường hợp người vận chuyển 05 gam cần sa nếu là nhựa cần sa mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý, các trường hợp là cần sa ở dạng khác thì chỉ bị xử lý hành chính theo quy định tại điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Trường hợp người vận chuyển nhằm mục đích mua bán, sản xuất, tàng trữ trái phép thì không phụ thuộc vào khối lượng cần sa vận chuyển, người này phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma tuý. 

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Khánh Lâm

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Lại Thị Khánh Lâm (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Xử lý hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề