Xử lý khi tỉnh không giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thân nhân người hoạt động cách mạng hi sinh trước năm 1975

Tóm tắt câu hỏi:

Ông nội tôi tham gia cách mạng bị giặc bắn hi sinh trước năm 1975, tôi có làm hồ sơ đưa từ xã đến tỉnh không ai giải quyết cho tôi. Tôi phải làm như thế nào?
Người gửi: Nguyễn Thu Hà
liet si

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005, sửa đổi bổ sung 2012
– Nghị định 31/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều
của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

2. Xử lý khi tỉnh không giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thân nhân người hoạt động cách mạng hi sinh trước năm 1975

Với tình huống của bạn, bạn không chỉ rõ ông của bạn tham gia cách mạng vào thời gian nào nên chúng tôi xin chia thành 3 trường hợp như sau:
* Nếu ông của bạn là người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945:
Khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định như sau:
“Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945”. Cụ thể, được xem xét xác nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 phải thoả mãn các điều kiện như sau:
– Tham gia hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
– Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương hoặc được kết nạp lại trước ngày 19 tháng Tám năm 1945, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận theo quy định tại Chỉ thị số 27-CT/TW và Thông tri số 07-TT/TC
– Không thuộc trường hợp bị khai trừ khỏi Đảng
Bạn phải thực hiện các thủ tục hồ sơ sau để được hưởng trợ cấp:
– Đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng lập bản khai quá trình hoạt động cách mạng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú kèm biên bản ủy quyền;
– Gửi bản khai kèm theo một trong các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1962 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý; hoặc Lý lịch khai trong Cuộc vận động bảo vệ Đảng theo Chỉ thị số 90-CT/TW; hoặc Lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 và người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
+ Hồ sơ của người đã được khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập;
+ Hồ sơ liệt sĩ;
+ Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản;
+ Hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, Bảo tàng lịch sử của trung ương và địa phương từ cấp huyện trở lên
* Nếu ông của bạn là người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Ông của bạn phải đủ các điều kiện xác nhận quy định tại Điều 11 Nghị định 31/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 11. Điều kiện xác nhận
1. Người hoạt động cách mạng thoát ly là người đã tham gia trong các tổ chức cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc cấp hành chính tương đương trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương (phụ lục) và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ trường hợp do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe).
2. Người hoạt động cách mạng không thoát ly là người chỉ hoạt động ở cơ sở trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ trường hợp do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe), bao gồm:
a) Người đứng đầu tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc tương đương: Bí thư, Chủ tịch, Chủ nhiệm Việt Minh, Bí thư nông dân cứu quốc, Bí thư thanh niên cứu quốc, Bí thư phụ nữ cứu quốc;
b) Đội trưởng hoặc tổ trưởng, nhóm trưởng của đội, tổ, nhóm tự vệ chiến đấu, tuyên truyền giải phóng, thanh niên cứu quốc, nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, thiếu nhi cứu quốc (ở địa phương nơi chưa hình thành tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã);
c) Người được kết nạp vào tổ chức Việt Minh, sau đó được giao nhiệm vụ ở lại địa phương hoạt động phát triển cơ sở cách mạng;
d) Người tham gia hoạt động cách mạng tháng Tám năm 1945 và sau ngày khởi nghĩa đến ngày 31 tháng 8 năm 1945 đứng đầu một tổ chức cách mạng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này.
3. Không xác nhận đối với trường hợp bị khai trừ khỏi Đảng.”
Bạn phải thực hiện các thủ tục hồ sơ sau để được hưởng trợ cấp:
– Lập bản khai về quá trình hoạt động cách mạng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú kèm biên bản ủy quyền;
– Một trong các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1969 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý; hoặc Lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 và người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
+ Hồ sơ của người đã được khen thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập;
+ Hồ sơ liệt sĩ;
+ Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên, được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản;
+ Hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, Bảo tàng lịch sử của trung ương và địa phương từ cấp huyện trở lên.
Bản khai và giấy tờ, tài liệu này được gửi đến các cơ quan sau để công nhận:
– Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trung ương xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc cấp ủy địa phương quản lý;
– Ban đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc trung ương xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương quản lý;
– Tổng cục Chính trị xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
– Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc Công an nhân dân.
Trong thời gian 45 ngày làm việc từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, các cơ quan trên có trách nhiệm: Xem xét, ra quyết định công nhận và chuyển quyết định công nhận kèm bản khai, biên bản ủy quyền và bản sao các giấy tờ làm căn cứ xác nhận đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người hoạt động cách mạng hoặc đại diện thân nhân, người thờ cúng đang cư trú.
Trường hợp không đủ điều kiện công nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày làm việc từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi.
* Nếu ông bạn là liệt sỹ
Khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định Liệt sĩ là:
“Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trường hợp sau đây: 
a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; 
b) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; 
c) Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh; 
d) Làm nghĩa vụ quốc tế; 
đ) Đấu tranh chống tội phạm; 
e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; 
g) Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; 
h) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao; 
i) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm; 
k) Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh này chết vì vết thương tái phát;”
Bạn phải thực hiện các hồ sơ sau để được hưởng chế độ ưu đãi:
– Giấy báo tử.
– Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ.
– Quyết định cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Việc giải quyết chế độ cho thân nhân liệt sỹ sẽ được quy định tại Điều 07 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH.
Hiện nay, ngoài nộp hồ sơ trực tiếp, bạn còn có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện và Sở Lao động- Thương binh xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ cho bạn.
Ở đây bạn bạn đã nộp hồ sơ từ xã lên đến tỉnh mà không được giải quyết. Do đó, bạn có quyền tố cáo hành vi này lên Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và xã hội nơi bạn cư trú hoặc tiến hành khởi kiện hành chính tới Toà án.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Xử lý khi tỉnh không giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thân nhân người hoạt động cách mạng hi sinh trước năm 1975. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Xử lý khi tỉnh không giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thân nhân người hoạt động cách mạng hi sinh trước năm 1975
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề