Xử lý tài sản bảo đảm khi bên vay tiền không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng kỳ hạn

Posted on Tư vấn luật dân sự 242 lượt xem

Tôi xin hỏi luật sư , gia đình tôi có cho vay cá nhân 200 triệu đồng và đã quá hạn từ tháng 12 năm 2012. Trong giấy vay tiền có ghi câu sẽ trả lãi và gốc đúng hạn nếu sai bên đi thế chấp sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Tôi cũng đã đòi nhiều lần nhưng họ không trả được ( Tôi có nhận 1 bộ hồ sơ chứng nhận quyền hưởng đất cơ chế đền bù là 13,2m2). Nay gia đình tôi bán đi thì có vi phạm luật pháp không ạ. (Trước khi bán tôi không thông báo bán nhưng họ biết tôi bán). Xin cảm ơn luật sư

Nguyễn Hoa

Căn cứ pháp lý:

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm.

Khi thực hiện một hợp đồng cho vay các bên có thể thực hiện biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp của bạn đã nhận thế chấp chứng nhận quyền sử dụng đất, đó là một biện pháp bảo đảm theo khoản 2 Điều 292 BLDS 2015 quy định:

Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
2. Thế chấp tài sản….

Bạn cho cá nhân vay có tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, có hợp đồng nội dụng quy định rõ ràng ngày đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ. Nay đã quá hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bạn được phép xử lý tài sản bảo đảm theo khoản 1 Điều 299 BLDS 2015 quy định:

Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Tuy nhiên bạn không thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ trước khi xử lý tài sản bảo đảm, đó là hành vi trái pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo Điều 300 BLDS 2015 quy định:

Điều 300. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
2. Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Do vậy, mặc dù bên có nghĩa vụ trả tiền cho bạn không thực hiện nghĩa vụ khi đã quá hạn, nhưng bạn cũng không được tùy tiện xử lý tài sản bảo đảm. Trước khi xử lý phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp cho bên có nghĩa vụ.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề pháp lý liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Người viết: Đức Luân

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề