Xử lý trường hợp giao dịch dân sự do bị cưỡng ép

Tóm tắt tình huống:

Chào Luật sư! Xin Luật sư tư vấn cho tôi về vấn đề sau đây:
Tôi có một người bạn bị 1 người khác cưỡng ép về việc ký kết hợp đồng, theo đó nếu như mà người bạn của tôi mà không thực hiện việc ký kết đó, thì bạn tôi sẽ gặp nguy hiểm, nên chính vì vậy mà bạn tôi đã ký kết, cho tôi hỏi thì việc ký kết hợp đồng đó có hiệu lực hay không? 
Người gửi: Nguyễn Hương Lan
146927137923429 thanh long 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Việt Phong, về vấn đề của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015.

2. Xử lý trường hợp giao dịch dân sự do bị cưỡng ép

Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự có quy định về việc giao dịch dân sự như sau:
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Với thông tin mà bạn cung cấp đến cho chúng tôi: thì bạn của bạn có bị một người khác cưỡng ép ký kết hợp đồng, theo quy định của pháp luật dân sự tại Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực, tại Điều 117 Bộ luật Dân sự có quy định về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì để một giao dịch dân sự có hiệu lực, thì nó cần đáp ứng được 3 điều kiện sau đây:
– Thứ nhất, chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
– Thứ hai, chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
– Thứ ba, mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Chỉ khi đáp ứng được đầy đủ được ba điều kiện đó thì giao dịch dân sự mới có hiệu lực.
ở trường hợp của bạn thì người bạn của bạn đã bị cưỡng ép khi giao kết hợp đồng, tức đã vi phạm về điều kiện thứ 2 (điều kiện về tính tự nguyện khi giao kết hợp đồng). Do đó, ở đây hợp đồng mà bạn đó đã ký kết thì đã bị vô hiệu.
Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự có quy định về việc Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép như sau:
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”
Ở trong trường hợp này, bạn có thể hiểu rằng: Cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích.
Theo quy định của pháp luật, thì lúc này bạn của bạn có thể khởi kiện ra Tòa án, yêu cầu Tòa án xác định giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Về việc xử lý khi giao dịch dân sự vô hiệu, tại Điều 131 Bộ luật Dân sự có quy định về việc Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
– Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
– Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
– Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
– Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
– Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Xử lý trường hợp giao dịch dân sự do bị cưỡng ép. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. 
Chuyên viên: Nguyễn Thị Châu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Xử lý trường hợp giao dịch dân sự do bị cưỡng ép
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề