Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh billiards

Posted on Tư vấn luật hành chính 877 lượt xem

Thưa luật sư. Tôi có mở quán bi-a nhỏ không đăng ký giấy phép kinh doanh. đến 12h đêm tôi đóng cửa quán nhưng bên trong vẫn còn khách chơi. như vậy tôi có vi phạm pháp luật không?
Đỗ Duy Lăng 

Căn cứ pháp lý:

– Thông tư số 04/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động tập luyện và thi đấu môn Billiards & Snooker.
– Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về phạm vi kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
– Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
– Nghị định 103/2009/NĐ-CP ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.
– Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau: từ dữ kiện bạn đưa ra, có thể thấy bạn đang gặp vướng mắc về pháp luật liên quan đến điều kiện kinh doanhxử lý vi phạm hành chính.
  • Vấn đề 1: theo pháp luật hiện hành, điều 5 nghị định 39 quy định phạm vi về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại:
1. Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh;
c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này…

Theo đó, việc kinh doanh billiards không thuộc danh mục hàng cấm, hạn chế kinh doanh của pháp luật. Tuy nhiên để kinh doanh dịch vụ trên, bạn cần phải đáp ứng đủ 1 số các điều kiện theo Điều 3 Thông tư 04/2018/TT-BVHTTDL đã quy định cụ thể điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị:

Điều 3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
1. Khu vực đặt bàn phải có mái che, khoảng cách tính từ mép ngoài bàn tới tường ít nhất là 1,5m, khoảng cách giữa các bàn với nhau ít nhất là 1,2m.
2. Cơ sở tổ chức tập luyện và thi đấu môn Billiards & Snooker phải có ít nhất một trong những loại bàn sau đây:
a) Bàn snooker có chiều dài lòng bàn là 3,569m (độ dao động từ 3,556m đến 3,582m); chiều rộng lòng bàn là 1,778m (độ dao động từ 1,765m đến 1,791m). Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt thành băng của bàn từ 85mm đến 88 mm;
b) Bàn pool có chiều dài lòng bàn là 2,54m (độ dao động từ 2,537m đến 2,543m); chiều rộng lòng bàn là 1,27 m (độ dao động từ 1,267m đến 1,273m). Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt thành băng của bàn từ 74mm đến 79mm;
c) Bàn carom gồm bàn lớn và bàn nhỏ. Chiều dài lòng bàn lớn là 2,84m (độ dao động từ 2,835m đến 2,845m); chiều rộng lòng bàn lớn là 1,42m (độ dao động từ 1,415m đến 1,425m). Chiều dài lòng bàn nhỏ là 2,54m (độ dao động từ 2,535m đến 2,545m); chiều rộng lòng bàn nhỏ là 1,27m (độ dao động từ 1,265m đến 1,275m). Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt thành băng của bàn từ 75mm đến 80mm.
3. Mặt bàn phải bảo đảm độ phẳng và được trải bằng vải hoặc nỉ phù hợp với từng loại bàn.
4. Có bi sử dụng phù hợp với từng loại bàn.
5. Có cơ, cầu nối, lơ, giá để cơ, bảng ghi điểm.
6. Ánh sáng tại các điểm trên mặt bàn và thành băng ít nhất là 300 lux.
7. Trường hợp đèn được thiết kế cho mỗi bàn thì khoảng cách từ điểm thấp nhất của đèn đến mặt bàn ít nhất là 1m.
8. Có túi sơ cứu theo quy định của Bộ y tế, có khu vực thay đồ, nơi cất giữ đồ, nhà vệ sinh.
9. Có bảng nội quy quy định những nội dung cơ bản, bao gồm: giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn trong tập luyện.

Như vậy, để kinh doanh billiards, bạn cần đáp ứng được những điều kiện về cơ sở vật chất, về dụng cụ trang thiết bị và được sự chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của sở văn hóa, thể thao và du lịch nơi bạn đặt trụ sở.

  • Vấn đề xử phạt vi phạm hành chính: liên quan đến hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề. Theo khoản 4 điều 8 nghị định 185/NĐ-CP quy định:
Điều 8. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện khi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề được cấp đã hết hiệu lực.

Ngoài ra, việc kinh doanh sau 12h đêm của bạn còn vi phạm quy định tại điều 36 nghị định 103/2009/NĐ-CP, theo đó:

Điều 36. Quy định đối với các hoạt động vui chơi, dịch vụ giải trí khác
Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động văn hóa, các hình thức vui chơi giải trí khác không thuộc quy định tại Chương VII, Chương VIII và Điều 35 Quy chế này tại nơi công cộng nhằm mục đích kinh doanh hoặc không nhằm mục đích kinh doanh phải tuân theo các quy định tại các Điều 1 và 3 Quy chế này và không được hoạt động quá 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng

Mức xử lý vi phạm đối với hành vi trên được áp dụng theo điểm b khoản 2 điều 19 quy định:

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Hoạt động karaoke, quầy bar và các hình thức vui chơi giải trí khác quá giờ được phép.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh billiards. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Vũ Quân

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh billiards
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề