Xử phạt hành vi đốt vàng mã gây thiệt hại cho người khác

Tóm tắt câu hỏi:

Người dân mê tính dị đoan đốt cúng tam tai ngoài đường lộ gần ống nước nhà em đốt cháy hư ống nước hết 1 lần. Năm nay đốt nữa. Em có nói rồi họ vẫn đốt, ngày nào cũng đốt, đốt xong không dập lửa bỏ cho cháy lan ra tùm lum. Mặc kệ cho cháy. Cho em hỏi pháp luật có xử phạt gì không hay là em cứ canh dập lửa, có hư thì mình tự chịu. Em cảm ơn.
Người gửi: Thu Trà
Bài viết liên quan:
vang ma

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
– Bộ luật Dân sự 2015.

2. Xử phạt hành vi đốt vàng mã gây thiệt hại cho người khác

Đốt vàng mã là một nét văn hóa tồn tại lâu đời của dân tộc ta. Tuy nhiên việc đốt vàng mã cần đúng nơi, đúng chỗ. Khoản 19 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định về việc xử phạt như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích; ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ; nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm; xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích.”
Như vậy hành vi đốt vàng mã ngoài đường quốc lộ là hành vi trái pháp luật, bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Hành vi này gây thiệt hại đến tài sản của gia đình bạn thì những người thực hiện hành vi có trách nhiệm phải bồi thường. Điều 584 Bộ luật Dân sự quy định về căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác…”
Giá trị bồi thường thiệt hại được xác định là giá trị thực tế của tài sản bị thiệt hại.
Do đó bạn có thể báo cáo sự việc với chính quyền địa phương để được hỗ trợ giải quyết.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Xử phạt hành vi đốt vàng mã gây thiệt hại cho người khác. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong  để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Xử phạt hành vi đốt vàng mã gây thiệt hại cho người khác
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề