Xử phạt hành vi kinh doanh dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không có giấy phép.

Posted on Tư vấn luật lao động 243 lượt xem

Nội dung tư vấn:

Hiện nay với tình hình hội nhập quốc tế, dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi nước ngoài đang ngày càng nở rộ. Chính vì vậy nhiều doanh nghiệp đã thành lập và đăng ký lĩnh vực này để hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên trong đó vẫn còn các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép, mặc dù đây là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy pháp luật đã có những quy định nào để xử phạt hành vi kinh doanh không có giấy phép dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của các doanh nghiệp giúp bảo vệ kịp thời cho lợi ích của người lao động? 

nguoi lao dong viet nam o nuoc ngoai crop 1641539854997 16472307420951190528016 0 192 630 1200 crop 16472307508071367711030 1

Luật sư tư vấn:

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

Xử phạt hành chính đối với hành vi kinh doanh dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không có giấy phép

Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gì?

Căn cứ tại Điều 8 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định:

“1. Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt Nam có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp.
2. Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này và đáp ứng các điều kiện của từng thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể theo quy định của Chính phủ trong suốt quá trình hoạt động.”

Các hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không có giấy phép bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

“- Tổ chức tuyển chọn và thu tiền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi không có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức: doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng”

Về thẩm quyền xử phạt:

Theo Điều 48 Nghị định 122/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân:

” 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:


c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;

d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

c) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.”

Theo Điều 49 Nghị định 122/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động:

“1. Thanh tra viên lao động, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:

c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.

3. Chánh thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:

c) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.

4. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có quyền:

c) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.

5. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quyền:


c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.”

Theo Điều 50 Nghị định 122/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước:

Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền:
1. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này.
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương IV Nghị định này.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương IV Nghị định này.”

Theo Điều 52 Nghị định 122/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Công an nhân dân:

…4. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có quyền:

…b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi phạm quy định tại điểm a, b, c, e, g, h khoản 9 Điều 42; điểm a, b, c khoản 8 Điều 43; điểm a, b, c khoản 7 Điều 44; điểm a, c khoản 6 Điều 45; khoản 1, khoản 2 Điều 46; hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định tại điểm d khoản 9 Điều 42 Nghị định này;”

Theo Điều 56 Nghị định 122/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác:

“Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền:

Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 9 Điều 42; điểm c khoản 8 Điều 43; điểm c khoản 7 Điều 44; điểm c khoản 6 Điều 45; khoản 1 Điều 46; điểm b khoản 2 Điều 46 Nghị định này.”

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề