Xử phạt hành vi làm giả giấy tờ tùy thân

Posted on Tư vấn luật hình sự 480 lượt xem

Nội dung câu hỏi

Chào luật sư! Tôi xin được hỏi luật sư là tội làm giả giấy tờ cá nhân để sử dụng đăng ký kết hôn và gian dối để hưởng các chế độ ưu đãi của nhà nước thì phạm tội gì và hình phạt ra sao? Xin cảm ơn!

 

big lam gia ho so giay to de huong bao hiem xa hoi

Luật sư tư vấn

Xin chào quý khách! Xin cảm ơn quý khách đã gửi câu hỏi tới Luật Việt Phong! Về vấn đề của quý khách, Luật Việt Phong xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017
  • Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 Ưu đãi người có công với cách mạng
  • Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

Quy định pháp luật về mức xử phạt đối với hành vi làm giả giấy tờ tùy thân

Đối với hành vi làm giả giấy tờ tùy thân để thực hiện đăng ký kết hôn:

Điều 38 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cho người khác sử dụng giấy tờ của mình để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cam đoan, làm chứng sai sự thật về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy chứng nhận kết hôn đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.”

Căn cứ theo quy định trên, hành vi làm giả giấy tờ tùy thân để đăng ký kết hôn mới vi phạm lần đầu và chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Đối với hành vi làm giả giấy tờ tùy thân để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước

Điều 55 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 quy định về xử lý vi phạm trong chính sách ưu đãi người có công với cách mạng: 

“1. Người giả mạo giấy tờ để được xem xét công nhận là người có công với cách mạng, hưng chế độ ưu đãi người có công vi cách mạng thì bị thu hồi quyết đình công nhận, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi và phải hoàn trả số tiền đã nhận.

2. Người khai báo gian dối giấy tờ để được hưởng thêm chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì bị chấm dứt chế độ ưu đãi được hưởng thêm và phải hoàn trả số tiền đã nhận do khai báo gian dối.

3. Người chứng nhận sai sự thật hoặc làm giả giấy tờ cho người khác để được xem xét công nhận là người có công với cách mạng; người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Người vi phạm quy định về quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; lợi dụng chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng để trục lợi: thì tuỳ theo tính cht, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy đnh của pháp luật.”

Như vậy, hành vi giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng sẽ bị thu hồi quyết đình công nhận, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi và phải hoàn trả số tiền đã nhận; trong trường hợp hành vi khai báo gian giối giấy tờ sẽ bị chấm dứt chế độ ưu đãi được hưởng thêm và phải hoàn trả số tiền đã nhận do khai báo gian dối. 

Ngoài ra, cả hai hành vi trên nếu là lần thứ 02 vi phạm và có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

Điều 341 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định mức xử phạt đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức: 

“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 0năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

 

 

 

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề