Xử phạt hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Thực tế cho thấy có rất nhiều sai phạm về hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp( cả với lỗi cố ý hoặc vô ý). Sau đây công ty luật Việt Phong xin chia sẻ thông tin về việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hình thức xử lý qua đó giúp các kế toán của doanh nghiệp nói riêng và các bộ phận khác của doanh nghiệp nói chung.

xử lý hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).

1. Xử lý hành chính

Tùy từng hành vi mà mức xử phạt hành chính có thể là 20% số tiền thuế kê khai thiếu hoặc số tiền thuế còn thiếu được hoàn hay 1 lần giá trị đơn hàng theo Thông tư số:166/2013/TT-BTC về xử phạt về thuế.

Điều 12. Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn

1. Các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, bao gồm:

d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm, nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua có hồ sơ, tài liệu, chứng từ, hóa đơn chứng minh được lỗi vi phạm hóa đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

2. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này là 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn so với mức quy định của pháp luật về thuế.

Hoặc có thể bị xử phạt như sau khi hành vi có dấu hiệu trốn thuế:

Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:

1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

2. Xử lý hình sự

Bên cạnh các hình thức xử lý hành chính nếu hành vi của chủ thể kinh doanh có đủ các yếu tố cấu thành tội trốn thuế như sau:

– Khách thể tội phạm: là chế  độ quy định về việc đóng thuế nhà nước.

– Mặt khách quan: trốn thuế là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để không phải đóng thuế hoặc đóng thuế ít hơn mức thuế phải nộp, hành vi trốn thuế như: khai man, lập hóa đơn chứng từ  sai so với thực tế,….Nhưng  hành vi trốn thuế chỉ bị coi là tội phạm nếu số tiền trốn thuế lớn theo quy định của Bộ luật hình sự.

– Mặt chủ quan tội phạm: lỗi cố ý.

 – Chủ thể của tội phạm: người có năng lực trách nhiệm hình sự thuộc diện phải nộp thuế và đạt độ tuổi theo quy định pháp luật.

Dưới đây là quy định cụ thể về tội trốn thuế trong Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009:

Điều 161. Tội trốn thuế 
1. Người nào trốn thuế với số tiền từ   một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới ba trăm triệu đồng nhưng  đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232,233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm mươi triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.
Như vậy, luật Việt Phong đã giới thiệu cho bạn về xử lý hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp . Nếu còn vấn đề gì chưa rõ, bạn có thể gọi điện trực tiếp đến luật Việt Phong để được tư vấn tận tình và rõ ràng hơn.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Xử phạt hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề