Xử phạt người đi lao động ở nước ngoài bỏ trốn khỏi nơi làm việc

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có người anh trai đi lao động tại Nhật Bản đã được 2 năm theo Hợp đồng lao động 5 năm. Hôm trước tôi nhận được thông tin là anh trai tôi đã bỏ trốn khỏi nhà máy. Không làm việc theo công ty mà đơn vị đưa người đi xuất khẩu lao động sắp xếp. Tôi thấy bảo anh trai tôi sẽ bị xử lý, tôi không biết là anh trai tôi sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi cảm ơn luật sư!

Người gửi: Nguyễn Văn Quang ( Hải Dương)

Xử phạt người lao động ở nước ngoài bỏ trốn khỏi nơi làm việc

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại điều 45, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động năm 2006 thì những nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài là :

1. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; đoàn kết với người lao động của nước tiếp nhận người lao động và người lao động của các nước khác;

2. Chủ động học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan;

3. Tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

4. Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

5. Làm việc đúng nơi quy định; thực hiện nội quy nơi làm việc và về nước sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng thực tập theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;

6. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

7. Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;

8. Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

9. Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này.

Như vậy, dựa trên những thông tin bạn cung cấp, việc anh bạn bỏ trốn khỏi nhà máy mà công ty đưa người đi xuất khẩu lao động đã sắp xếp không chỉ vi phạm nội quy nơi làm việc, vi phạm hợp đồng lao động mà còn vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời, anh bạn sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động.

Mức xử phạt hành vi bỏ trốn khỏi nơi làm việc ở nước ngoài?

Theo quy định tại điều 35, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;

b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;

c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng;

d) Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.”

Ngoài ra, người lao động có hành vi vi phạm bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: buộc về nước và cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm.

Tuy nhiên, theo công văn số 3957/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 15/10/2013 về việc thông tin tuyên truyền về Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 1456/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Lao động – thương binh và xã hội đã ra chính sách ân hạn dành cho đối tượng người lao động trong diện vi phạm ở nước ngoài tự nguyện trở về nước trong thời hạn 3 tháng kể từ khi Nghị định 95/2013/NĐ-CP có hiệu lực (10/10/2013). Tức là nếu người lao động Việt Nam đã có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc đã ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, mà tự nguyện về Việt Nam trước ngày 11/01/2014 thì sẽ không áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính nêu trên.

Lưu ý: Trên đây là những quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hành vi bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng. Trên thực tế anh bạn có thể phải chịu hình thức xử lý do hành vi bỏ trốn khỏi nơi làm việc trên phụ thuộc vào quy định của hợp đồng lao động và pháp luật nước sở tại nơi anh bạn làm việc.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Xử phạt người đi lao động ở nước ngoài bỏ trốn khỏi nơi làm việcChúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Xử phạt người đi lao động ở nước ngoài bỏ trốn khỏi nơi làm việc
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề