Xử phạt thuế được tiến hành như thế nào, căn cứ tăng thuế, giảm thuế

Xử phạt thuế được tiến hành như thế nào. Nêu các căn cứ tăng thuế, giảm thuế?
Lê Thị Châu
Căn cứ pháp lý:
thue mon bai la gi
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về thủ tục xử phạt thuế và các căn cứ tăng giảm thuế.
Pháp luật hiện hành quy định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính thuế trong 2 trường hợp bao gồm xử phạt vi pham hành chính về thuế không lập biên bản và có lập biên bản căn cứ vào Nghị định 129/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành
Điều 20. Xử phạt vi phạm hành chính về thuế không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính về thuế không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế tại chỗ phải ghi rõ: ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp, phạt tiền thì ghi rõ mức tiền phạt trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Điều 21. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính về thuế có lập biên bản được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về thuế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư này.
2. Trường hợp, người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế đã được cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra phát hiện, ghi nhận vào biên bản kiểm tra, thanh tra, kết luận thanh tra thì không phải lập biên bản trước khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt căn cứ biên bản thanh tra, kiểm tra, kết luận thanh tra thuế để ra quyết định xử phạt.
3.Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt  vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản chỉ áp dụng đối với các trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và đến 500.000 đồng đối với tổ chức. Người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt tại chỗ. Các trường hợp còn lại thì xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về thuế.Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt  vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Về thời hạn ra quyết định xử phạt, Điều 27 Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Điều 27. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế.
2. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp được giải trình theo quy định tại Điều 23 Thông tư này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế
Pháp luật quy định về việc giảm thuế khoán căn cứ vào Khoản 11 Điều 6 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
11. Các trường hợp giảm thuế khoán
a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh thì thông báo ngừng/nghỉ kinh doanh đến cơ quan thuế chậm nhất là một ngày trước khi ngừng/nghỉ kinh doanh. Cơ quan thuế căn cứ vào thời gian ngừng/nghỉ kinh doanh của cá nhân nộp thuế khoán để xác định số tiền thuế khoán được giảm và ban hành Quyết định giảm thuế theo mẫu số 03/MGTH hoặc Thông báo không được giảm thuế mẫu số 04/MGTH ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC. Số thuế khoán được giảm xác định như sau:
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán nghỉ liên tục từ trọn 01 (một) tháng (từ ngày mùng 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng đó) trở lên được giảm 1/3 số thuế khoán phải nộp của quý; nếu nghỉ liên tục trọn 02 (hai) tháng trở lên được giảm 2/3 số thuế khoán phải nộp của quý, nếu nghỉ trọn quý được giảm toàn bộ số thuế khoán phải nộp của quý. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh không trọn tháng thì không được giảm thuế khoán phải nộp của tháng.
Ví dụ 8: Hộ kinh doanh A có số thuế khoán phải nộp của năm 2015 là 12 triệu đồng, tương ứng 1 quý phải nộp là 3 triệu đồng. Hộ kinh doanh A có nghỉ kinh doanh liên tục từ ngày 20 tháng 02 đến hết ngày 20 tháng 6. Thời gian nghỉ kinh doanh được tính tròn tháng của Hộ kinh doanh A là tháng 3, tháng 4 và tháng 5. Vậy số thuế được giảm do nghỉ kinh doanh của Hộ kinh doanh A như sau: quý I được giảm 1/3 số thuế khoán phải nộp tương ứng 1 triệu đồng; quý II được giảm 2/3 số thuế khoán phải nộp tương ứng 2 triệu đồng.
b) Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì gửi văn bản đề nghị miễn (giảm) thuế theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC đến cơ quan thuế chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ miễn (giảm) thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành để xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
c) Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán chuyển đổi hình thức khai thuế
Cá nhân kinh doanh đang nộp thuế theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu chuyển đổi hình thức khai thuế theo từng lần phát sinh thì cơ quan thuế chấm dứt quản lý thuế đối với cá nhân theo phương pháp khoán và thực hiện thủ tục giảm thuế khoán theo hướng dẫn như với cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh hướng dẫn tại điểm a khoản 11 Điều này đối với số tháng không nộp thuế theo phương pháp khoán.

Có 4 trường hợp cá nhân kinh doanh được miễn (giảm) thuế theo quy định của pháp luật:

– Cá nhân kinh doanh tạm dừng ngừng, nghỉ kinh doanh thì sẽ căn cứ vào thời gian ngừng nghỉ kinh doanh để xác định số tiền thuế khoán được giảm. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán nghỉ liên tục từ trọn 01 (một) tháng (từ ngày mùng 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng đó) trở lên được giảm 1/3 số thuế khoán phải nộp của quý; nếu nghỉ liên tục trọn 02 (hai) tháng trở lên được giảm 2/3 số thuế khoán phải nộp của quý, nếu nghỉ trọn quý được giảm toàn bộ số thuế khoán phải nộp của quý. 
– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh không trọn tháng thì không được giảm thuế khoán phải nộp của tháng. 
– Trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, bệnh hiểm nghèo thì cá nhân có quyền làm đơn đề nghị miễn giảm thuế. 
– Trong trường hợp chuyển đổi hình thức nộp thuế khoán, cơ quan thuế chấm dứt quản lý thuế đối với cá nhân theo phương pháp thuế khoán và thực hiện thủ tục giảm thuế khoán.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính thuế và các căn cứ giảm thuế. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Xử phạt thuế được tiến hành như thế nào, căn cứ tăng thuế, giảm thuế
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề