Xúc phạm người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động sẽ bị xử phạt thế nào?

Thưa LS vừa rồi tôi Có chửi bới người khác vì lý do a ta dùng gạch ném đánh vợ dùng điện thoại ném chảy máu đầu vợ đánh đâp vợ LS cho tôi hỏi tôi làm vậy Có bị khép tội xúc phạm hay ko

Minh Tiến

Căn cứ pháp lý

a36acb74b0ce84e8c55ee14757b61cca 6

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến xử lý hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật hiện hành về xử lý đối với hành vi xúc phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác, trong trường hợp này tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ, hậu quả gây ra từ hành vi vi phạm và đặc biệt phải có yêu cầu tố cáo từ người bị hại thì người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 5 Nghị định 167/2013 quy định:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) theo điều 155 BLHS 2015 quy định:

Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Việc truy cứu TNHS đối với tội danh theo điều 155 khi thoả mãn 1 số dấu hiệu như:
  • Chủ thể: người phạm tội phải có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 12 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:
Điều 12: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1.Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
  • Khách thể: xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Áp dụng vào sự việc này, hành vi đã xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định tại chương XIV BLHS 2015
  • Chủ quan: là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Đối với tội danh này, yếu tố “lỗi” được đặt ra phải là lỗi cố ý
  • Khách quan: là những hành vi được diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Đó là thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. 
Tuy nhiên việc xử phạt đối với hành vi xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của người khác là một vấn đề phức tạp, bởi sự khó khăn trong việc định lượng thiệt hại liên quan đến Quyền nhân thân theo quy định tại mục 2 chương III BLDS. Trên thực tế, việc xúc phạm gây tổn hại đến quyền nhân thân của người khác, có người bị thấy nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường và ngược lại về phía người vi phạm cũng có người cho rằng đó có thể là hành vi bình thường, chưa xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của người khác. Ngoài ra, việc xử phạt còn căn cứ thêm vào việc thu thập thông tin từ cá nhân, tổ chức có thẩm quyền xử phạt liên quan đến nhân thân của người vi phạm…

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về xử phạt hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm con người. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Thu Thuỷ

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề