Hành hạ bỏ mặc không chăm sóc cha mẹ có trái pháp luật không ?

Tóm tắt tình huống:

Thưa luật sư, tôi có vấn đề mong được giải đáp: Ông bà ngoại tôi sống cùng với cậu tôi. Khi ông bà còn khỏe mạnh, ông bà luôn chăm sóc mọi người trong gia đình cậu, luôn làm việc nhà, đưa đón chăm sóc các con của cậu – cháu nội của ông bà, cậu đối xử với ông bà coi như là tốt. Tuy nhiên, sau nhiều năm, giờ ông bà đã ngoài 80 tuổi, sức khỏe yếu, nhiều bệnh, không thể tự chăm sóc bản thân. Ông ngoại tôi còn vừa trải qua một đợt tai biến dẫn đến bán thân bất toại luôn phải nằm trên giường bệnh, lúc này, chỉ có bà ngoại luôn kề bên chăm sóc ông, các cháu ngoại, mẹ tôi cùng bác luôn cố gắng tranh thủ thời gian lên chăm nom ông bà. Gia đình cậu tôi lúc này không chăm sóc ông bà, cũng không quan tâm gì đến các vấn đề sinh hoạt, ăn uống, sức khỏe, tinh thần của hai ông bà, luôn để ông bà một mình không để tâm gì tới. Tiền lương hưu của hai ông bà đều đổ vào tiền chữa bệnh nên hai ông bà không có vốn liếng tài sản gì để chi tiêu thường nhật cậu cũng không để tâm. Hậu quả là sức khỏe ông bà ngày một yếu, suy nhược kéo dài, tinh thần luôn không tốt, buồn bã lo âu vì có duy nhất một đứa con trai lại không chăm sóc mình lúc về già. Thậm chí bà ngoại tôi đã vì vậy tự sát 1 lần nhưng không thành. Việc này đã kéo dài 3 tháng nay. Tôi muốn hỏi luật sư hành vi như vậy của cậu tôi có trái pháp luật không ?
Người gửi: Lê Hoàng Khánh
cong cha nghia me 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau: 

1/ Căn cứ pháp luật:

2/ Hành vi bỏ mặc không chăm sóc cha mẹ có trái pháp luật không ?

Căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp, hành vi bỏ mặc không chăm sóc cha mẹ của cậu bạn dẫn tới hậu quả sức khỏe hai người ngày một yếu, tinh thần ngày một sa sút, buồn bã, lo âu đã cấu thành Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo điều 151 BLHS:
“Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.”
a. Khách thể tội phạm:
– Xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình.
– Đối tượng tác động (người bị hại): ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.
b. Chủ thể:
+ Là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
+ Tuy không phải nhóm chủ thể đặc biệt nhưng trong từng trường hợp cụ thể, người phạm tội phải là người có quan hệ nhất định hoặc ràng buộc về mặt nhân thân với người bị hại. Tội phạm này là tội phạm ít nghiêm trọng nên người phạm tội phải từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm. Tuy nhiên, với trường hợp hành hạ hoặc ngược đãi vợ chồng, con cái thì người phạm tội phải ở độ tuổi có thể kết hôn ( nam từ đủ 20 tuổi, nữ tử đủ 18 tuổi ).
c. Mặt chủ quan
– Lỗi cố ý.
d. Mặt khách quan:
– Hành vi:
+ Ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình: là hành vi đối xử tàn nhẫn, trái với lẽ phải với đạo đức của cháu đối với ông bà, bố mẹ đối với con cái, con cái đối với cha mẹ, vợ đối với chồng hoặc ngược lại, người được nuôi dưỡng đối với người có công nuôi dưỡng mình.
+Hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình: hành vi đối xử tàn ác được thể hiện 
như đánh đập hoặc những hành động bạo lực khác một cách có hệ thống và được lặp đi lặp lại. Hành vi trên do cháu đối với ông bà, cha mẹ đối với con cái, vợ đối với chồng hoặc ngược lại, người được nuôi dưỡng đối với người có công nuôi dưỡng mình.
– Hậu quả:
+ Hậu quả ít nghiêm trọng thì phải từng bị xử phạt hành chính mới cấu thành tội phạm này.
+ Hậu quả nghiêm trọng là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, do bệnh tật, do tự sát,…
e. Hình phạt:
– Cảnh cáo
– Cải tạo không giam giữ đến 3 năm
– Phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Hành vi bỏ mặc không chăm sóc cha mẹ có trái pháp luật không ? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Lưu Hồng Lê

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Hành hạ bỏ mặc không chăm sóc cha mẹ có trái pháp luật không ?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề