Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Tóm tắt câu hỏi:

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Tôi kết hôn đến nay là 14 năm mà chưa có con. Chúng tôi đã chạy chữa khắp nơi nhưng vẫn không khỏi. Tôi được biết nhà nước ta hiện nay đã cho phép mang thai  hộ vì mục đích nhân đạo. Mong luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình giải đáp giúp tôi: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là như thế nào? Và Tôi có được nhờ người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không? Nếu được thì người mang thai hộ cần phải có những yêu cầu gì?

Người gửi: giấu tên

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn chi tiết như sau:

1/ Cơ sở pháp lý

– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

– Nghị định 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mụ đích nhân đạo

2/ Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Thứ nhất, Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là như thế nào? Tôi bị vô sinh có được nhờ người mang thai hộ không?

Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.”

Bạn hỏi việc bạn bị vô sinh có được nhờ người mang thai hộ hay không? Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Khoản 2 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

b) Vợ chồng đang không có con chung;

c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.”

Theo thông tin bạn cung cấp, vợ chồng bạn không có con, bạn bị vô sinh và đã áp dụng mọi biện pháp chữa trị mà vẫn chưa có con. Dựa vào quy định pháp luật nêu trên nếu bạn đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý thì bạn được nhờ người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Về nội dung tư vấn về mặt pháp lý, tâm lý, y tế được hướng dẫn bởi Nghị định 10/2015/NĐ-CP với các nội dung:

Nội dung tư vấn về y tế đối với vợ chồng bạn gồm:Các phương án khác ngoài việc mang thai hộ hoặc xin con nuôi; Quá trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ;Các khó khăn khi thực hiện mang thai hộ; Tỷ lệ thành công của kỹ thuật có thể rất thấp nếu dự trữ buồng trứng của người vợ thấp hoặc người vợ trên 35 tuổi; Chi phí điều trị cao;Khả năng đa thai; Khả năng em bé bị dị tật và có thể phải bỏ thai;Các nội dung khác có liên quan.

Nội dung tư vấn về pháp lý như sau: Xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tạiĐiều 94 Luật Hôn nhân và gia đình; Quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình; Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình; Các nội dung khác có liên quan.

Bạn cần được tư vấn những nội dung sau về mặt tâm lý: Các vấn đề về tâm lý trước mắt và lâu dài của việc nhờ mang thai hộ, người thân và bản thân đứa trẻ sau này; Người mang thai hộ có thể có ý định muốn giữ đứa bé sau sinh; Hành vi, thói quen của người mang thai hộ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ;Tâm lý, tình cảm khi nhờ người mang thai và sinh con;Thất bại và tốn kém với các đợt điều trị mang thai hộ có thể gây tâm lý căng thẳng, mệt mỏi; Các nội dung khác có liên quan.

Bên cạnh đó bạn cần phải đáp ứng các điều kiện: Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản; Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Thứ hai, Nếu được thì người mang thai hộ cần phải có những điều kiện gì gì?

Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.”

Vấn đề tư vấn y tế, pháp lý, tâm lý được hướng dẫn bởi nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

 Nội dung tư vấn về  y tế  bao gồm:  Các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra khi mang thai như sảy thai, thai ngoài tử cung, băng huyết sau sinh và các tai biến khác;  Khả năng phải mổ lấy thai; Khả năng đa thai; Khả năng em bé bị dị tật và phải bỏ thai;Các nội dung khác có liên quan.

 Người mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây về mặt tâm lý: Tâm lý, tình cảm của người trong gia đình, bạn bè trong thời gian mang thai hộ; Tâm lý trách nhiệm đối với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ nếu để sảy thai;Tác động tâm lý đối với con ruột của mình; Cảm giác mất mát, mặc cảm sau khi trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai; Chỉ thực hiện mang thai hộ khi động lực chính là mong muốn giúp đỡ cho cặp vợ chồng nhờ mang thai, không vì mục đích lợi nhuận; Các nội dung khác có liên quan.

Tư vấn về mặt pháp lý đối với người mang thai hộ tương tự như đối với người nhờ mang thai hộ.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề