Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ngoài.

Posted on Tư vấn luật hình sự 350 lượt xem

Thưa luật sư. Cho tôi hỏi. Tôi có bạn làm môi giới đưa người đi nước ngoài . Vừa rồi có đưa 3 người. Lần 1 đưa 1 người đi hàn quốc dạng visa thương mại khi sang Thái Lan 1 tháng dạng du lịch để sang hàn quốc nhưng bị trục trặc không đi được nên đưa về. Lần 2 đưa 2 người cũng dạng thương mại đi sang Quảng Châu để sang Hàn Quốc thì cũng trục trặc rồi về. Mà khi 2 lần đi đó đều làm vé du lịch cho họ đi hợp pháp. Giờ họ kiện và bạn em bị viện kiểm sát khởi tố về tội là ” tố chức cho người khác trốn đi nước ngoài theo khoản 2 điều 349 luật hình sự”. Những người đó là đều tìm đến bạn tôi và nhờ bạn tôi môi giới đưa đi. Vậy viện kiểm sát khởi tố bạn tôi tội danh trên có đúng không ạ.

Quang Tùng

Căn cứ pháp lý:

– Thông tư 09/2006/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ngoài.

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: Từ dữ kiện bạn chia sẻ có thể thấy rằng bạn đang gặp thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính.

Theo điều 349 BLHS 2015 quy định:

Điều 349. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp luật về hình sự ở Việt Nam đã chỉ ra 4 yếu tố cần làm rõ và phải thỏa mãn khi truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với cá nhân:

  • Chủ thể: người thực hiện hành vi phải là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 12 BLHS 2015 quy định, theo đó:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác

  • Khách thể: xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Trong trường hợp này là xâm phạm trật tự quản lý hành chính được quy định tại chương XXII BLHS 2015
  • Chủ quan: là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Đối với tội danh này, yếu tố “lỗi” được đặt ra phải là lỗi cố ý.
  • Khách quan: là những hành vi được diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Biểu hiện của hành vi này được quy định tại khoản 1.2, 1.3 điều 1 mục I thông tư 09/2006 quy định:

I. VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƯỜI CÓ HÀNH VI TỔ CHỨC, CƯỠNG ÉP NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở LẠI NƯỚC NGOÀI TRÁI PHÉP
1. Giải thích từ ngữ
1.2. “Tổ chức cho người lao động ở lại nước ngoài trái phép” là thực hiện một trong những hành vi sau đây giúp cho người lao động ở lại nước ngoài (ở lại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài hoặc ở lại nước thứ ba) trái với các quy định của pháp luật Việt Nam:
a) Lập kế hoạch hoặc tư vấn cho người lao động ở lại nước ngoài trái phép;
b) Tạo các điều kiện về vật chất như: tìm chỗ ở, giới thiệu nơi tìm việc làm, cho tiền, cung cấp phương tiện… hoặc tạo các điều kiện khác như: làm các giấy tờ tuỳ thân giả, cung cấp các giấy tờ tuỳ thân… cho người lao động ở lại nước ngoài trái phép.
1.3. “Cưỡng ép người lao động ở lại nước ngoài trái phép” là dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, uy hiếp về tinh thần, khống chế hoặc lợi dụng sự lệ thuộc về vật chất hoặc có hành vi khác ép buộc người lao động ở lại nước ngoài trái phép.

Do thông tin cung cấp chưa đầy đủ nên chưa thể khẳng định hành vi trên đã vi phạm quy định về xử lý hình sự hay chưa. Tuy nhiên dựa vào những căn cứ trên, bạn có thể đối chiếu với những cứ đã được cơ quan điều tra thu thập, xác minh và kết luận để nhận định về hành vi của người bạn của bạn.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Thu Chà

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề