Hệ quả pháp lý khi chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình.

Tôi đang có một số chuyện về đất cát muốn luật sư tư vấn cho: chuyện là trong hộ khẩu nhà tôi thì bà nội vẫn đag là chủ hộ. Nhưng bà lại sinh sống ở nhà bác từ lâu rồi, đã có một lần bà vào đòi chia đất để cho nhà bác. Thì gia đình tôi đã đồng ý chia cho một phần rồi, nhưng bây giờ bà lại vào đòi chia thêm một phần nữa cho nhà bác thì gia đình tôi không đồng ý nữa. Thì bà và bác doạ nếu không đồng ý thì sẽ thu hồi lại hết tài sản đất cát ngày xưa bà cho nhà tôi. Tôi muốn luật sư tư vấn giúp tôi là liệu bà và bác có thể làm thế nào để bắt nhà tôi chia đất được nữa hay không? Hay có thu hồi lại tài sản được hay không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tiến Đạt

Căn cứ pháp lý

quyen dinh doat doi voi quyen su dung dat sblaw 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: từ những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp về đất đai.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo quy định hiện hành về cư trú, việc công nhận một người là chủ hộ khi đáp ứng điều kiện theo điều 25 Luật cư trú quy định:

Điều 25. Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình
1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có ng¬ười từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.
Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.
Theo đó, trong quan hệ gia đình, người làm chủ hộ không bắt buộc phải là chủ sở hữu nhà, sử dụng đất mà phụ thuộc vào sự thoả thuận của các thành viên trong gia đình và chỉ cần chủ hộ là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Ngoài ra, theo thông tin là đã thực hiện thủ tục chuyển giao tài sản theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể là chuyển đổi người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở thì người chủ cũ không còn quyền định đoạt đến tài sản đã chuyển giao căn cứ theo điều 238 BLDS 2015 quy định:

Điều 238. Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác
Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.
Như vậy, trong trường hợp này các giao dịch liên quan đến tài sản chỉ phụ thuộc vào ý chí của người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề pháp lý liên quan đến quyền sở hữu đất đai. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Đức Luân

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề