Các mức phạt hành chính đối với các hành vi đánh bạc

Do chơi cờ bạc thua nên tôi không có tiền trả.họ bắt tôi viết giấy vay tiền ( nội dung vay là lo việc) nay tôi không có khả năng trả. Tôi có vi phạm pháp luật không?

Hoàng Mạnh

Căn cứ pháp lý

20150226 thoi xau kho ua cua gioi tre dan cong so sau tet 8 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến xử phạt vi phạm về tệ nạn xã hội.

Dựa theo thông tin được cung cấp, việc đánh bạc trái phép được xem là một tệ nạn xã hội, cần phải có những biện pháp, chế tài xử lý kịp thời, đúng đắn, đủ sức răn đe nhằm tránh những ảnh hưởng xấu cho xã hội.

Theo quy định hiện hành, chế tài được áp dụng đối với hành vi này có thể là xử phạt hành chính ( theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP ) hoặc xử lý hình sự (theo quy định tại Bộ luật hình sự ( BLHS ) 2015).

Liên quan đến chế tài xử lý hình sự, căn cứ theo điều 321 BLHS 2015 quy định:

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Theo đó, để truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với 1 cá nhân về tội danh đánh bạc phải thoả mãn 4 dấu hiệu cấu thành tội phạm:

– Chủ thể: người phạm tội phải có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 12 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:
Điều 12: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Chủ quan: là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Đối với tội danh này, yếu tố “lỗi” được đặt ra phải là lỗi cố ý
Khách thể: xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Áp dụng vào sự việc này, hành vi đã vi phạm các quy định về xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, được quy định tại mục 4 chương XXI BLHS 2015.
Khách quan: là những hành vi được diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Đó là thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. 

Ngoài 4 yếu tố cấu thành được xem là điều kiện cần để truy cứu TNHS, điều kiện đủ để truy tố người vi phạm là số tiền tang vật bị thu giữ trên chiếu bạc là từ 5.000.000 vnđ trở lên hoặc đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi và vẫn đang trong thời gian “tiền sự”.

Trong trường hợp chưa đủ yếu cấu thành tội phạm, cá nhân thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 26 Nghị định 167/2013 quy định:

Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

Tiếp theo liên quan đến thắc mắc về giao kết hợp đồng dân sự, trong trường hợp này các bên trong giao dịch đã xác lập giao dịch dân sự được xem là giao dịch giả tạo và bị vô hiệu căn cứ theo điều 124 BLDS 2015 quy định:

Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

Bổ sung, hướng dẫn cho điều 124, tại điều 131 BLDS 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự:

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

Như vậy, trong trường hợp này, cá nhân có hành vi đánh bạc trái phép được coi là trái quy định pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm; còn đối với hành vi giao dịch dân sự được xem là vô hiệu và không có hiệu lực pháp lý đối với hai bên, hậu quả pháp lý sẽ là 2 bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi xác lập giao dịch.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về xử lý hành vi đánh bạc. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Chuyên viên: Đức Luân

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề