Ngày nay cùng với nhu cầu chất lượng đời sống được tăng cao, nhu cầu đi lại giữa các tỉnh thành trong nước và quốc tế cũng ngày càng gia tăng, ngành hàng không dân dụng ngày càng phát triển. Những hãng máy bay cũng dần có những vị thế nhất định trong thị trường kinh tế, rất nhiều công ty bán vé máy bay được hình thành như một kênh phân phối vé hữu hiệu. Tuy nhiên, thành lập một công ty kinh doanh vé máy bay như thế nào, hồ sơ, thủ tục ra sao không phải là một điều đơn giản với các chủ thể không chuyên. Luật Việt Phong với đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm rất hân hạnh làm người mở đường, giải đáp mọi thắc mắc, hỗ trợ dịch vụ, giúp quý khách tiếp cận nhanh hơn với việc trở thành công ty bán vé máy bay
382 1

1. Tư vấn trước khi thành lập công ty kinh doanh vé máy bay

– Tư vấn về loại hình công ty bán vé máy bay: Có 04 loại hình doanh nghiệp mà quý khách có thể lựa chọn để kinh doanh vé máy bay, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
– Tư vấn lựa chọn quy mô vốn góp, hình thức góp vốn;
– Tư vấn đặt tên công ty;
– Tư vấn lựa chọn địa điểm đặt trụ sở
– Tư vấn phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;

2. Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh vé máy bay

* Đối với trường hợp thành lập theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục I-1 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.
– Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân.
* Đối với trường hợp thành lập theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục I-3, I-4 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
* Đối với trường hợp thành lập theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục I-2 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.
– Điều lệ công ty.
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty.
Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên.
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

3. Luật Việt Phong thực hiện việc thành lập công ty kinh doanh vé máy bay như thế nào?

Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng, tư vấn sơ bộ các vấn đề pháp lý, kiểm tra tính hợp pháp các yêu cầu của khách hàng về thành lập doanh nghiệp.
Bước 2: Tiến hành soạn thảo hợp đồng, hồ sơ, giấy tờ liên quan chuyển tới cho khách hàng ký kết.
Bước 3: Thay khách hàng nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Sở kế hoạch đầu tư nơi đặt trụ sở và theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ để tiến hành những sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.
Bước 4: Thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu, khắc dấu.
Bước 5: Bàn giao toàn bộ kết quả tới khách hàng: Chỉ sau 03 ngày làm việc, Luật Việt Phong đã có thể cung cấp tới quý khách những thành quả sau của việc thành lập doanh nghiệp:
– Bản vàng đăng ký doanh nghiệp
– Con dấu tròn của doanh nghiệp
– Dấu chức danh cho người đại diện pháp luật
– Toàn bộ hồ sơ bản gốc và bản mềm khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Văn bản xác nhận việc công bố thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp
– Văn bản xác nhận việc công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp

4. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ thành lập của Luật Việt Phong

Luật Việt Phong với đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xin cấp phép thành lập doanh nghiệp cam kết gửi tới quý khách hàng dịch vụ thành lập công ty kinh doanh vé máy bay với chất lượng tốt nhất, trong thời gian nhanh chóng nhất: Chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức cho việc thực hiện dịch vụ thành lập, mọi hồ sơ, thủ tục đều do chuyên viên của chúng tôi soạn thảo và đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Luật Việt Phong cũng gửi tới quý khách hàng những dịch vụ hậu mãi đáng lưu tâm như: tư vấn thủ tục thuế, quản trị nội bộ, tuyển dụng nhân sự, tư vấn định hướng phát triển thương hiệu, cung cấp văn bản pháp luật hoàn toàn miễn phí…