Làm giả giấy tờ để đi xuất khẩu lao động bị xử lý như thế nào?

Posted on Tư vấn luật lao động 884 lượt xem

Tóm tắt tình huống:

Chào luật sư! Chuyện là do kinh tế gia đình khó khăn tôi đã phải đi xuất khẩu lao động tại Nhật năm 2010, khi ấy tôi 15 tuổi nên đã phải làm giả giấy tờ nhập hộ tịch vào nhà bác để đi được. Sau 3 năm tôi về và đến tháng 10 năm 2016 vừa rồi, tôi có đi sang Nhật một lần nữa, tuy nhiên tại sân bay Nhật Bản tôi bị giữ lại vì lý do từng đi Nhật đi lần trước khai sai tuổi. Giờ bên cục xuất nhập cảnh có gọi điện lên giải quyết. Tôi rất lo sợ không biết sẽ phải chịu những hậu quả gì. Vì vậy mong luật sư xem xét liệu tội làm giả giấy tờ này có nghiêm trọng lắm không và hậu quả như thế nào? Tôi xin cảm ơn.

Người gửi: Giấu tên

Làm giả giấy tờ để đi xuất khẩu lao động bị xử lý như thế nào?

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

 

Luật sư tư vấn :

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của ban, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

  • Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006
  • Luật Hộ tịch 2014
  • Bộ Luật Hình sự năm 1999
  • Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính, hôn nhân, thi hành án, phá sản, hợp tác xã.

2. Làm giả giấy tờ để đi xuất khẩu lao động bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 42, Điều 50 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006:

“Điều 42. Điều kiện để người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài

Người lao động được đi làm việc ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;

3. Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt;

4. Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;

5. Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;

6. Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

7. Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 50. Điều kiện đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân

Người lao động được đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 7 Điều 42 của Luật này;

2. Có Hợp đồng cá nhân theo quy định tại Điều 51 của Luật này;

3. Có Giấy xác nhận việc đăng ký Hợp đồng cá nhân của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động thường trú.”

Trên đây chỉ là nhứng điều kiện chung nhất mà pháp luật Việt Nam quy định đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Do đó, chỉ khi đáp ứng những điều kiện trên, bạn mới có thể được đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, để được đi làm việc ở nước ngoài bạn còn phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận và nội dung của hợp đồng lao động với doanh nghiệp tiếp nhận.  Ở mỗi nước và mỗi công ty khác nhau đều có những chế độ ưu tiên tuyển dụng phù hợp với từng ngành nghề trong đó có việc lựa chọn độ tuổi. Căn cứ vào nhu cầu công việc của họ, khi bạn chưa đủ tuổi như họ mong muốn thì sẽ không được tuyển dụng. Việc bạn không đủ điều kiện về độ tuổi để được đi làm việc tại nước ngoài mà vẫn làm giả giấy tờ để đi Nhật Bản sẽ bị xử lý căn cứ vào quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết, pháp luật nước tiếp nhận cũng như hợp đồng lao động của bạn.

Đối với hành vi làm giả giấy tờ về hộ tịch, nhập hộ khẩu và gia đình khác để được đi làm việc tại nước ngoài. Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Hộ tịch 2014:

Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:

a) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch;

b) Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;

c) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch;

d) Cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch;

đ) Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch;

e) Đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch;

g) Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ hình thức nào;

h) Người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho bản thân hoặc người thân thích theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình;

i) Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.”

Vì bạn không cung cấp cụ thể thông tin về hành vi  xin nhập hộ khẩu vào nhà bác của chị ấy và làm giấy tờ sinh năm 1982. Do đó, tùy theo mức độ của hành vi trên, bạn có thể bị xử lý về hành vi vi phạm quy định về thay đổi, cải chính hộ tịch được căn cứ theo quy định của Nghị định 110/2013/NĐ-CP hoặc tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định của Bộ Luật Hình sự.

Điều 34 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định:

“Điều 34. Hành vi vi phạm quy định về thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi làm chứng sai sự thật về nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch;

b) Sử dụng giấy tờ, tài liệu có nội dung không đúng sự thật để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch;

c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch;

d) Nhờ người làm chứng không đúng sự thật để thay đổi, cải chính hộ tịch.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả”

Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Khoản 4 Điều này.” Do bạn không cung cấp thông tin về việc bạn đã xin nhập hộ khẩu vào nhà bác của chị y và làm giấy tờ sinh năm 1982 cụ thể ra sao, cho nên chúng tôi không có căn cứ chính xác để xác định mức phạt tiền cụ thể đối với bạn trong trường hợp này.

Đối với người đã thực hiện hành vi này giúp cho bạn tại cơ quan hành chính, tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của BLHS. Điều 266 BLHS quy định:

“Điều 266.  Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức 

1. Người nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng,  cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến  ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Trên đây là tư vấn  của công ty Luật Việt Phong về vấn đề Làm giả giấy tờ để đi xuất khẩu lao động bị xử lý như thế nào? . Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Làm giả giấy tờ để đi xuất khẩu lao động bị xử lý như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề