Đang chờ thi hành án, đánh nhau xong bỏ trốn thì xử lý như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Đang chờ thi hành án, đánh nhau xong bỏ trốn thì xử lý như thế nào?

Chào luật sư, Gia đình tôi sinh được 5 cháu. Cháu út năm nay 19 tuổi. Vì là đứa con trai út duy nhất trong gia đình nên nhiều lúc cháu rất khó bảo. Vừa qua cháu đi ăn trộm cắp và bị tòa án tuyên xử phạt 12 tháng tù giam. Trong thời gian chờ thi hành án, con tôi lại tiếp tục đi đánh nhau khiến người ta phải nhập viện. Tôi thật sự rất khổ tâm. Giờ khi đánh nhau xong con tôi đã bỏ trốn đi nơi xa tôi cũng không thế liên lạc được nữa. Xin hỏi luật sư con trai tôi sẽ phạm tội gì. Và bị xử lý như thế nào? Tôi cảm ơn.

Người gửi: Trần Văn Lực (Nghệ An)

Đang chờ thi hành án, đánh nhau xong bỏ trốn thì xử lý như thế nào?

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1, Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

– Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thi hành một số quyết định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự.

2/ Đang chờ thi hành án, đánh nhau xong bỏ trốn thì xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 51, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án như sau:

1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.

Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.

3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Toà án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”.

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 104 của Bộ luật hình sự thì:

– Người nào gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

– Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Căn cứ vào điều 4 Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thi hành một số quyết định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự: 

“Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ căn cứ xác định đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;

b) Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.

2. Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.”

Căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp của con trai bạn Tòa án sẽ ra quyết định truy nã đối với con trai bạn sau đó Tòa án sẽ xét xử và quyết định hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích lần sau, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án về tội cố ý gây thương tích trước, rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật hình sự, cụ thể là nếu hình phạt đã tuyên cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về câu hỏi Đang chờ thi hành án, đánh nhau xong bỏ trốn thì xử lý như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Đang chờ thi hành án, đánh nhau xong bỏ trốn thì xử lý như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề