Giải quyết một số vấn đề khi ly hôn

Tóm tắt câu hỏi:

Giải quyết một số vấn đề khi ly hôn

Vợ chồng tôi chung sống vs nhau từ năm 2000 và có con. Nhưng đến năm 2005 mới đăng kí kết hôn và cưới nhau. Đất và nhà được xây vào năm 2001 đứng tên tôi và cũng là tiền của tôi xây. Con theo bố. Vợ tôi ngoại tình giờ ly hôn và đòi chia nhà.Vợ nợ nần, nhưng khoản nợ đó đều do vợ chi tiêu riêng không liên quan đến chi tiêu gia đình. Liệu có phải chia nhà không? Tài sản có thuộc hoàn toàn về tôi không?
Nhờ mọi người tư vấn. Em cảm ơn.

Người gửi: Nguyễn Văn Quang (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Giải quyết một số vấn đề khi ly hôn

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1, Căn cứ pháp lý

-Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;

-Bộ luật dân sự năm 2005.

2, Giải quyết một số vấn đề khi ly hôn

Trong vụ án ly hôn thì thứ tự tòa giải quyết như sau: thứ nhất là con cái, thứ hai là quan hệ nhân thân, và thứ ba là quan hệ tài sản.

a, Về con chung:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn kết hôn năm 2005 và có con. Do đó, tại thời điểm ly hôn thì tòa án căn cứ vào độ tuổi của con mà sẽ hỏi ý kiến của con là theo cha hay theo mẹ. Cụ thể là, căn cứ theo Khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình  năm 2014 quy định: “Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Do đó, tại thời điểm giải quyết ly hôn, nếu con từ 07 tuổi trở lên thì tòa án sẽ hỏi ý kiến của con, tôn trọng và xem xét nguyện vọng đó của con.

b, Về quan hệ nhân thân:

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: “Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật”. Do đó, mối quan hệ vợ chồng giữa bạn và vợ chấm dứt kể từ bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Nếu đã có bản án, quyết định của tòa án mà bản án đó chưa có hiệu lực pháp luật thì mối quan hệ vợ chồng đó vẫn chưa chấm dứt.

c, Về quan hệ tài sản:

Theo thông tin bạn cung cấp thì ngôi nhà được xây trên mảnh đất được xác định là năm 2001. Thời gian năm 2001 là thời gian bạn chưa đăng ký kết hôn nên về mặt dân sự, bạn và vợ chưa có sự ràng buộc pháp lý nào cả, thêm vào đó là ngôi nhà lại đứng tên chủ sở là bạn, chi phí xây nhà cũng là tiền của bạn. Dựa vào thông tin bạn cung cấp, sau khi đăng ký kết hôn xong bạn vẫn không nhập tài sản riêng (ngôi nhà) đó vào tài sản chung của vợ chồng. Nên căn cứ vào:

-Điều 164 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản“.
– Điều 182 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản“.
– Điều 192 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản“.
– Điều 195 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó“.
Bạn là người thỏa mãn các Điều luật nêu trên. Do đó, bạn có toàn quyền đối với ngôi nhà đó và vợ không có quyền và nghĩa vụ gì đến ngôi nhà đó cả.

d, Về vấn đề nợ nần:

Theo nguyên tắc, nợ trong thời kì hôn nhân là nợ chung, cả vợ và chồng có trách nhiệm với khoản nợ đó. Tuy nhiên cần hiểu rõ nợ chung đó như thế nào để xác định nghĩa vụ.

Khoản 20 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định như sau: “Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình”.

Khoản 3 Điều 45 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng như sau: “Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình”. 
Đối chiếu với thông tin bạn cung cấp, khoản nợ nần đó là do người vợ chi tiêu riêng, không vì mục đích nhu cầu thiết yếu của gia đình nên người vợ phải tự chịu trách nhiệm về khoản nợ nần nêu trên.

Để không phải thực hiện nghĩa vụ trả số nợ đó, bạn cần đưa ra những chứng cứ chứng minh các khoản vay của vợ bạn bạn không hề biết và không liên quan.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Giải quyết một số vấn đề khi ly hôn. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

LUẬT VIỆT PHONG – PHÒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Giải quyết một số vấn đề khi ly hôn
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề