Hành vi mua lại hàng ăn trộm có bị xử lý không?

Tóm tắt câu hỏi:

Hành vi mua lại hàng ăn trộm có bị xử lý không?

Kính thưa Luật sư!

Tôi là chủ một cửa hàng buôn bán thực phẩm. Vừa qua, cửa hàng tôi xảy ra một vụ mất cắp thực phẩm, số tiền quy ra là rất lớn. Thủ phạm không ai khác lại chính là nhân viên của tôi (lấy trong thời gian dài mà tôi không biết).  Anh này đem toàn bộ số đồ lấy được bán lại cho một trong những đầu mối tiêu thụ của tôi (có biết anh ta).

Tôi muốn nhờ luật sư giải đáp: liệu cửa hàng mua lại số thực phẩm đó có phải chịu trách nhiệm liên quan gì không và nếu có thì tội trạng sẽ là như thế nào?

Xin chân thành cảm ơn luật sư!

Người gửi: Lê Việt Minh (Bắc Ninh)

Hành vi mua lại hàng ăn trộm có bị xử lý không?

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009;

2/ Hành vi mua lại hàng ăn trộm có bị xử lý không?

Căn cứ theo Điều 250 của bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:

“1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp ;

c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;

d) Thu lợi bất chính lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;

b) Thu lợi bất chính rất lớn.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”

Ngoài ra, nếu như phía bên tiêu thụ sản phẩm nói trên đã biết về hành vi trộm cắp, và có hứa hẹn trước về việc tiêu thụ tài sản trộm cắp nói trên, thì rất có thể người tiêu thụ (chủ cửa hàng) cũng bị truy tố với tư cách đồng phạm của tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 của bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Tuy nhiên, nếu như người tiêu thụ số sản phẩm trộm cắp nói trên không biết gì về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm và nhận tiêu thụ một cách ngay tình thì chủ cửa hàng này có thể không bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội danh nói trên. Việc chứng minh là có tội hay không có tội là trách nhiệm của cơ quan điều tra.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Hành vi mua lại hàng ăn trộm có bị xử lý không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Hành vi mua lại hàng ăn trộm có bị xử lý không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề