Sơ thẩm phạt tù giam, phúc thẩm có thể được hưởng án treo?

Posted on Tư vấn luật hình sự 1041 lượt xem

Tóm tắt tình huống:

Sơ thẩm phạt tù giam, phúc thẩm có thể được hưởng án treo?

Vào tháng 8năm 2016 em có phạm tội trộm cắp (5tr500),sau đó ra tòa thì tòa xử em 24 tháng tù treo, nhưng vì hộ khẩu emkhông rõ ràng nên bị 9 tháng tù giam. Vì trong án có ghi là từ năm2014 đi đâu hiện không rõ. Khi hỏi cung em có khai là năm 2014 em lấy vợvà qua nhà vợ sinh sống nhưng không làm giấy tạm trú tạm vắng. Saukhi xử án xong em có viết đơn kháng cáo và được xử lại. Trong quátrình chờ đợi e đã đi xin giấy xác nhận của phường và tổ dân phố,vậy cho em hỏi. Nếu xử án lại em có bị đi tù ko ạ, em chưa có tiềnsự tiền án gì cả. Mong các anh/chị giải thích cho em với ạ. Em xinchân thành cám ơn anh/chị

Người gửi: Viết Quân (Nam Định)
an treo 1

Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Cơ sở pháp lý

– Bộ Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009;

– Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng điều60 của Bộ luật Hình sự về án treo;

2/ Sơ thẩm phạt tù giam, phúc thẩm có thể được hưởng án treo?

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụán hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đó chưa có hiệulực pháp luật và bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Dựa vào thông tin bạn cung cấp,bạn đã làm đơn kháng cáo và được xét xử phúc thẩm. Trong trường hợp này, Tòa ánxét xử phúc thẩm sẽ căn cứ vào tình tiết vụ án và những quy định của pháp luậtđiều chỉnh để quyết định việc bạn có được hưởng án treo hay không. Căn cứ vàoquy định tại Điều 60 Bộ Luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

Điều 60. Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân củangười phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấphành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử tháchtừ một năm đến năm năm.”

Cũngcăn cứ theo quy định tại Điều 2, nghị quyết 01/2013/NĐ-HĐTP hướng dẫn áp dụngđiều 60 của Bộ luật Hình sự về án treo quy định:

“Điều 2:

1. Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ cácđiều kiện sau đây:

a)Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rấtnghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luậthình sự;

b)Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọngcác quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủnghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luậtcấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xửlý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.

Trườnghợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được đương nhiên xóaán tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nhưngđã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luậthoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưabị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không phải là có nhân thântốt. Việc cho hưởng án treo đối với những trường hợp này phải hết sức chặt chẽ.Chỉ có thể xem xét cho hưởng án treo khi thuộc một trong các trường hợp sau:

b1)Người bị kết án từ trên 3 năm tù đến 15 năm tù về tội do cố ý (kể cả trường hợptổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án) mà thời gian được xóa ántích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

b2)Người bị kết án đến 3 năm tù về tội do cố ý mà thời gian được xóa án tích tínhđến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

b3)Người bị kết án về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ màthời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

b4)Người bị kết án về các tội do vô ý mà đã được xóa án tích;

b5)Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ hai lần trở lên mà thời gianđược coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tộilần này đã quá 2 năm;

b6)Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc một lần và có nhiều lần bị xử phạtvi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị áp dụngbiện pháp xử lý hành chính, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lýkỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

b7)Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà thời gian được coi là chưa bị ápdụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;

b8)Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên màthời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luậttính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;

b9)Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi có cùngtính chất với hành vi phạm tội lần này mà thời gian được coi là chưa bị xử phạtvi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá1 năm;

b10)Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coilà chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạmtội lần này đã quá 6 tháng;

b11)Người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thịtrấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã hếtthời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính;

c) Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng;

d)Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48của Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lêntrong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộluật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tìnhtiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự.

Nhữngtình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự lànhững tình tiết được hướng dẫn tại điểm c mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTPngày 04-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn ápdụng một số quy định trong Phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999”;

đ)Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì khônggây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tộiphạm về tham nhũng.

2.Không cho hưởng án treo nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a)Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy định tại khoản 2 Điều 3của Bộ luật hình sự bao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chốngđối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạmtội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyênnghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

b)Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;

c)Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử, họ còn có hành viphạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra,truy tố trong một vụ án khác;

d)Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị cơquan điều tra truy nã.

3.Khi xem xét, quyết định cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, cần lưuý:

a)Đối với trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giữ, tạm giam thì chỉ chohưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giữ, tạm giam ngắn hơn thời hạn phạt tù;

b)Những trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu có đủ điềukiện để áp dụng Điều 47 của Bộ luật hình sự thì cũng phải xử trong khung hìnhphạt liền kề là đã thể hiện chính sách khoan hồng đối với họ; không được xửphạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm mà dư luận xã hội lên án,đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranhphòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng;

c)Những trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng, nếu Viện kiểm sát khôngtruy tố cũng phải áp dụng để xét xử đúng quy định của pháp luật; nếu còn có cáctình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 48 của Bộ luậthình sự cũng phải được áp dụng đầy đủ; không được vì muốn cho hưởng án treo màkhông áp dụng đầy đủ các tình tiết định khung tăng nặng và tình tiết tăng nặngtrách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự;

d)Khi quyết định hình phạt phải tuân thủ nguyên tắc xử lý quy định tại Điều 3 củaBộ luật hình sự kết hợp với các căn cứ quyết định hình phạt quy định tại Điều45 của Bộ luật hình sự; không được cho rằng án treo là một loại hình phạt nhẹhơn hình phạt tù để tăng hình phạt lên cao hơn các trường hợp khác không có căncứ và cho hưởng án treo; không được tùy tiện giảm mức hình phạt tù không có căncứ để đủ điều kiện về mức hình phạt tù quy định tại Điều 60 của Bộ luật hình sựvà cho hưởng án treo.

Như vậy, nếu bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định nêu trên thìTòa án cấp phúc thẩm hoàn toàn có thể xem xét cho phép bạn được hưởng án treo. Trong trường hợp bạn Tòa án xác định bạn không có nơi cư trú rõ ràng thì bạn có thể cung cấp chứng cứ chứng minh (giấy xác nhận) để chứng minh mình có nơi cư trú rõ ràng.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về có thể được hưởng án treo tại phiên tòa phúc thẩm không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Nguyễn Hữu Trọng

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Sơ thẩm phạt tù giam, phúc thẩm có thể được hưởng án treo?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề