Tội bức tử

Tóm tắt câu hỏi:

Tội bức tử

Xin chào luật sư. Hàng xóm nhà tôi có một gia đình gồm 3 thế hệ chung sống (bố mẹ, con trai con dâu và 2 cháu) gia đình này thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã chỉ trích. Con cái chửi bới bố ăn bám, không cho ăn cơm thậm chí có lần còn đánh đập, tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài khiến ông bố không chịu n ổi thắt cổ tự tử chết. Hỏi như vậy có phạm tội bức tử không?

Mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Tiến Thành (Phú Thọ)

luat viet phong 17020818560775530 13

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn ! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1/ Cơ sở lý luận

– Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

2/ Tội bức tử

Điều 100 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội bức tử như sau:

” 1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.”

Bức tử là hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình, làm người đó tự sát. Cấu thành tội phạm của tội bức tử gồm: chủ thể của tội phạm, mặt khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.

  • Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính trước hết phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kì ai.

  •  Mặt khách thể của tội phạm.

Tội phạm trực tiếp xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự người khác, đồng thời gián tiếp xâm phạm quyền sống của người đó.

  • Mặt khách quan của tội phạm.

– Hành vi khách quan.

Theo quy định của điều luật nêu trên thì người bị coi là phạm tội bức tử khi có một trong những hành vi sau đây:

+ Đối xử tàn ác đối với nạn nhân: Người phạm tội đã có hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, có hành đông gây đau khổ cho người lệ thuộc mình. Sự đau khổ của nạn nhân không chỉ là sự đau khổ về thể xác, mà còn có thể đau khổ về tinh thần.

+ Thường xuyên ức hiếp nạn nhân: Đó là hành vi dựa vào quyền hành, sức mạnh, tiền tài để đè nén, buộc người lệ thuộc mình phải chịu đựng những bất công, phi lý mà không dám phản kháng… Hành vi ức hiếp phải xảy ra thường xuyên thì mới bị coi là tội phạm.

+ Ngược đãi nạn nhân: Là hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, đi ngược lại với những quy tắc xử sự trong xã hội, những truyền thống của một dân tộc.

+ Làm nhục nạn nhân: Hành vi làm tổn thương đến nhân phẩm, danh dự người lệ thuộc mình bằng lời nói hoặc bằng hành động.

– Hậu quả: Hậu quả tự sát có chết người hay không, không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm.

  • Mặt chủ quan của tội phạm.

Lỗi trong tội này có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Lỗi cố ý thể hiện ở việc người đó biết hành vi của mình có thể dẫn đến hậu quả là người kia tự sát nhưng vẫn muốn hoặc không muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.

Lỗi vô ý thể hiện ở việc người đó biết hành vi của mình có thể dẫn đến hậu quả người kia tự sát nhưng tin rằng có thể ngăn chặn được hoặc người đó không biết được hậu quả sẽ xảy ra mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.

Nguyên nhân và động cơ thúc đẩy nạn nhân đến chỗ tiêu cực, bế tắc đã tự sát là do hành vi của người phạm tội gây ra.

  • Về hình phạt.

Hình phạt cụ thể đối với người phạm tội bức tử như đã nêu tại điều luật. Tuy nhiên, chỉ cần nạn nhân có hành vi tự sát là tội phạm hoàn thành và phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này, còn việc nạn nhân chết hay được cứu sống chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt. Do đó, để quyết định một hình phạt thích đáng cho người phạm tội bức tử phải tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Như vậy, trong trường hợp bạn hỏi, con cái gia đình này đã thường xuyên chửi bới, đánh đập bố của mình xúc phạm sức khỏe, danh dự,nhân phẩm của người đó. Đi ngược lại đạo đức xã hội, trái với thuần phong mĩ tục của người Việt Nam con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, chăm lo phụng dưỡng cha mẹ. Dẫn đến trường hợp ông bố này thắt cổ tự tử chết. Do đó, con cái trong gia đình nhà hàng xóm bạn có thể phạm tội bức tử theo quy định tại điều 100 Bộ Luật Hình sự.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về tội bức tử. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Tội bức tử
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề