Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có một người em trai thường xuyên nhập khẩu đồ chơi ô tô, súng nhựa dành cho trẻ em không rõ nguồn gốc từ bên Trung Quốc vận chuyển về Việt Nam bán đã vận chuyển buôn bán thành được 6 vụ thu lợi được 150 triệu đồng. Cuộc sống của em tôi chủ yếu dựa vào việc vận chuyển và buôn bán hàng đó. Trong một lần vận chuyển hàng qua cửa khẩu, em trai tôi bị công an bắt giữ. Hành vi vận chuyển, buôn bán đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc của em trai tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không và mức phạt là bao nhiêu?

Người gửi: Trần Phương Thảo (Ninh Bình)

Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Luật sư tư vấn: 

Xin chào cô! cám ơn cô đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của cô, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho cô như sau:
Theo quy định tại danh mục 1 hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của chính phủ có nghiêm cấm kinh doanh: “Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các chương trình trò chơi điện tử).”

Như vậy, hàng hóa mà em trai cô buôn bán là loại hàng hóa bị cấm kinh doanh vì những hàng hóa này có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, nhân cách của trẻ em.

Điều 155 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm như sau:

“1.  Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán  hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn  hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại  các Điều  193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236  và 238 của Bộ luật này, thì  bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn  hoặc thu lợi bất chính  đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”

Căn cứ theo Điều 155 Bộ Luật hình sự thì hành vi vận chuyển, buôn bán đồ chơi ô tô, súng nhựa trẻ em không rõ nguồn gốc của em trai cô sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.

Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự quy định về tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” như sau:

“Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích;

b) Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính”.

Như vậy, căn cứ điểm d khoản 2 Điều 155 Bộ Luật hình sự thì em trai cô sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Ngoài ra em trai cô còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề