Trách nhiệm hình sự khi không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Tóm tắt câu hỏi:

Trách nhiệm hình sự khi không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Chào Luật sư!

Tôi có trường hợp cần được sự tư vấn từ luật sư.

Ngày 10 tháng 5 năm 2016 anh trai tôi trên đường đi làm về nhà anh tôi có gặp một trường hợp là có một người đàn ông nằm bất tỉnh trên đường hơi thở rất yếu, trên người dính đầy  máu,  vì là đoạn đường khá vắng vẻ và lúc anh tôi phát hiện ra người đàn ông đó thì không có ai nhìn thấy cùng anh tôi nên khi đó anh tôi nghĩ nếu như ở lại ai đó nhìn thấy sẽ nghi anh tôi giết người, nên trong lúc đó anh tôi đã bỏ đi, không gọi cấp cứu đến và dẫn đến hậu quả người đó chết.

Vậy tôi muốn hỏi, trong trường hợp đó của anh tôi có phải chịu trách nhiệm gì không? Vì anh tôi khá lo lắng đến một ngày nào đó, anh tôi sẽ bị tìm ra là người có đi qua đoạn đường và gặp người đàn ông đó.

Người gửi: Phạm Thị Ngân (Thái Nguyên)

Trách nhiệm hình sự khi không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của chị, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho chị như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009;

– Nghị định  46/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

2/ Trách nhiệm hình sự khi không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Về mặt khách thể: Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, những quan hệ được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội được quy định trong Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, theo đó: “ 1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.”

Như tình huống của anh trai chị tuy anh trai chị không trực tiếp gây ra tình trạng hiện tại cho người đàn ông kia, nhưng hành vi bỏ mặc không cứu giúp của anh trai chị dẫn đến hậu quả là người đàn ông đó chết. Tức là anh trai chị không trực tiếp nhưng lại gián tiếp gây ra cái chết cho người đàn ông kia, vì nếu anh trai chị gọi xe cứu thương hoặc mang người đàn ông đó đến bệnh viện có thể là người đàn ông đó không chết. Dù vô ý hay cố ý gây ra cái chết cho người đàn ông kia thì theo quy định trên anh trai chị đã xâm phạm đến tính mạng của người đàn ông kia, vì vậy, anh trai chị có thể bị coi là tội phạm.

Về mặt khách quan: Anh chị đã không thực hiện hành vi mà pháp luật yêu cầu là cứu giúp người khác trong khi anh trai chị có thể có đủ thời gian, khả năng để cứu giúp người đàn ông kia dẫn đến hậu quả là người đó chết. Nghĩa là, trong trường hợp như vậy theo quy định của pháp luật chủ thể phải thực hiện hành vi cứu giúp để đảm bảo tính mạng của người khác nhưng chủ thể đã không hành động và là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân.

Về mặt chủ thể: Trong trường hợp của anh trai chị, anh trai chị sẽ là chủ thể của hành vi phạm tội nếu anh trai chị có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, có độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”

Về mặt chủ quan: Trong trường hợp, nếu anh trai chị nghĩ rằng nếu như không gọi cứu thương hoặc không cứu chữa, người đó có thể sẽ chết, nhưng sau khi anh trai chị đi có thể ai đó sẽ cứu chữa người đó thì vô tình anh trai chị đã phạm vào lỗi vô ý vì quá tự tin (theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009: “1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;”)

Như vậy, khi anh trai chị có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm và theo như phân tích tình huống của anh trai chị, anh trai chị có thể vi phạm vào quy định của pháp luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 tại Điều 102: Tội không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Và theo quy định trên, tội này có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù với mức tối đa là năm năm.

Ngoài ra, anh trai chị có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định  46/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nếu xác định được người đàn ông đó ở trong tình trạng như vậy là do tai nạn giao thông gây ra. Cụ thể như sau:

“3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;

b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ”.

Như vậy, anh trai chị có thể bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu trong trường hợp người đàn ông đó bị tai nạn giao thông và có yêu cầu anh trai chị giúp nhưng anh trai chị không làm.

Tóm lại, anh trai chị nhẹ thì có thể bị xử phạt hành chính nặng có thể bị xử phạt hình sự.

Trên đây là tư vấn  của công ty Luật Việt Phong về Trách nhiệm hình sự khi không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Trách nhiệm hình sự khi không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề