Xúi giục một người để người đó xúi giục người khác phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Tóm tắt câu hỏi:

Cho em hỏi luật sư là bạn em có hành vi xúi giục một người bạn khác để người bạn đó lại đi xúi giục người anh phạm tội thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không ạ?
Người gửi: Nguyễn Ngọc Mai
dong pham 17101015145483913 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

2. Xúi giục một người để người đó xúi giục người khác phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Trong tình huống bạn nêu còn một điểm chưa bạn chưa trình bày rõ, đó là: khi bạn của bạn xúi giục người bạn kia để người bạn đó xúi giục anh mình phạm tội thì anh của người bạn đó có biết rằng bạn của bạn xúi giục anh ta phạm tội hay không?
Để xem xét việc bạn của bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không cần làm rõ vấn đề bạn của bạn có phải là đồng phạm của vụ án trên không?
Căn cứ để xác định vụ án đồng phạm:
Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009:
Điều 20. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”
Thứ nhất: Căn cứ khách quan
Căn cứ khách quan gồm căn cứ vào số lượng người tham gia trong vụ án, căn cứ vào tính liên kết về hành vi cùng thực hiện một tội phạm, căn cứ vào hậu quả do vụ án đồng phạm gây ra.
Căn cứ và số lượng người trong vụ án: Điều 20 BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 quy định trong vụ án đồng phạm phải có từ hai người trở lên, những người này đều phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
– Căn cứ vào tính liên kết về hành vi: Những người trong vụ án đồng phạm phải cùng nhau thực hiện một tội phạm. Hành vi của người đồng phạm này liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia. Hành vi của những người đồng phạm phải hướng về một tội phạm, phải tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện một tội phạm thuận lợi, nói cách khác hành vi của đồng phạm này là tiền đề cho hành vi của đồng phạm kia. Hành vi của tất cả những người trong vụ án đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại chung của tội phạm.
– Căn cứ vào hậu quả tác hại: Hậu quả tác hại do tội phạm gây ra trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra. Hành vi của mỗi người trong vụ án đều là nguyên nhân gây ra hậu quả chung ấy, mặc dù có người trực tiếp, người gián tiếp gây ra hậu quả tác hại. Đây là đặc điểm về quan hệ nhân quả trong vụ án đồng phạm.
Thứ hai: Căn cứ chủ quan.
Tất cả những người trong vụ án đồng phạm phải có hình thức lỗi cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Tất cả họ đều thấy rõ hành vi của toàn bộ những người trong vụ án đều nguy hiểm cho xã hội. Mỗi người đồng phạm đều thấy trước hành vi của mình và hành vi của người đồng phạm khác trong vụ án đồng phạm là nguy hiểm, thấy trước hành vi của tất cả những người đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại. Vụ án có yếu tố đồng phạm khác vụ án thông thường do một người thực hiện ở những điểm sau đây:
– Hậu quả tác hại trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra, hậu quả tác hại trong vụ án do một người thực hiện là hậu quả riêng do chính hành vi của người đó gây ra.
Muốn có đồng phạm thì mỗi người đồng phạm không chỉ thấy trước hành vi của mình và hành vi của người đồng phạm khác trong vụ án đồng phạm là nguy hiểm mà còn phải thấy trước hành vi của tất cả những người đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả của hành vi phạm tội. Do đó, nếu người anh thực hiện tội phạm không hề biết đến hành vi xúi giục của bạn của bạn cũng như hậu quả của hành vi xúi giục đó chính là việc thực hiện tội phạm thì bạn của bạn không phải là một đồng phạm trong vụ án. Vì vậy, bạn của bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngược lại, nếu người anh thực hiện tội phạm biết rõ hành vi xúi giục của bạn của bạn cũng như hành vi xúi giục đó là nguyên nhân của việc thực hiện tội phạm thì bạn của bạn phải là một đồng phạm trong vụ án và phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn những điều kiện sau:
Điều kiện 1, về chủ thể:
Thứ nhất, bạn của bạn phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi. Theo Điều 12 của BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009:
“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm;
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”
Điều kiện 2, về khách thể:
Khách thể của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại như: “độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” (khoản 1 điều 8 BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Điều kiện 3, về chủ quan:
Mặt chủ quan của tội phạm biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Mỗi yếu tố có ý nghĩa khác nhau trong việc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó. Mục đích phạm tội là kết quả cuối cùng mà người phạm tội muốn đạt được khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nó xác định khuynh hướng ý chí và khuynh hướng hành động của người phạm tội. Động cơ phạm tội là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.
Trong trường hợp này, để bạn của bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì yếu tố lỗi bắt buộc ở đây là lỗi cố ý. Theo Điều 9 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009:
Điều 9. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”
Điều kiện 4, về khách quan:
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm những dấu hiệu của tội phạm, diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm cho xã hội, hành vi khách quan của tội phạm trái pháp luật hình sự, hành vi khách quan của tội phạm phải có sự kiểm soát của ý thức . Vì vậy, để thỏa mãn yếu tố khách quan, người thực hiện hành vi phạm tội phải thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động mà các hành vi đó phải được ghi nhận trong Bộ luật hình sự như một tội phạm. Ví dụ: hành vi trộm cắp tài sản có giá trị trên 2.000.000 đồng; hành vi giết người, …
Từ các phân tích trên, chúng tôi nhận thấy bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như thỏa mãn các điều kiện như đã phân tích tại trường hợp 2. Và nếu thiếu một trong những điều kiện đã nêu ở trường hợp 2, bạn của bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về xúi giục một người để người đó xúi giục người khác phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thanh Bình

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Xúi giục một người để người đó xúi giục người khác phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề