Quay video trong rạp chiếu phim có vi phạm pháp luật?

Tóm tắt câu hỏi: 

Em gái mình rất thích đi xem phim ở rạp, đặc biệt là những phim đang nổi tiếng, hot trên mạng xã hội. Khi đi xem, em ấy còn hay quay lại video rồi up lên facebook để khoe bạn bè và để mọi người cùng xem. Mình đã nhiều lần khuyên bảo con bé không nên làm vậy, vì trước khi chiếu một bộ phim nào, người quản lý rạp cũng nhắc nhở về việc không được quay video khi xem phim và cấm phát tán video trên mạng xã hội. Tuy nhiên, vì chưa bị phát hiện việc quay lén nên con bé có vẻ vẫn chưa sợ và vẫn tiếp tục quay video trong những lần đi xem tiếp theo. Vậy, tôi muốn hỏi việc quay video trong rạp chiếu phim có vi phạm pháp luật không hay chỉ vi phạm nội quy của rạp chiếu phim thôi và nếu vi phạm pháp luật thì con bé có thể sẽ bị xử phạt như thế nào?
Người gửi: Nguyễn Cẩm Nhung
rap empire 1 1429949549

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Luật sở hữu trí tuệ 2005;
– Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Quay video clip trong rạp chiếu phim có vi phạm pháp luật?
Hành vi quay lại video trong rạp chiếu dù đã được nhắc nhở được coi là hành vi sao chép trái phép tác phẩm và hành vi đăng clip lên facebook được coi là hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của tác giả được quy định cụ thể tại điều 28 – Luật sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểmi khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”
Như vậy, hành vi sao chép và công bố clip của em gái bạn không chỉ vi phạm nội quy của rạp chiếu phim mà còn vi phạm pháp luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ bị xử phạt theo Điều 28, Nghị định 131/2013/NĐ-CP về Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao, bản ghi âm, ghi hình:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Vậy, việc em bạn sao chép và công bố bản ghi hình lên mạng xã hội đã vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phim đó và sẽ phải chịu trách nhiệm bị xử phạt theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của công ty luật Việt Phong về Quay video trong rạp chiếu phim có vi phạm pháp luật hay không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Hoàng Phương Dung

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Quay video trong rạp chiếu phim có vi phạm pháp luật?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề