Biểu tình phản đối Dự thảo Luật đặc khu kinh tế dưới góc nhìn pháp lý

Tóm tắt câu hỏi

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau rất mong được luật sư tư vấn: 
Hiện nay tôi thấy có rất nhiều cuộc biểu tình nhằm thể hiện sự phản đối với dự thảo luật Đặc khu kinh tế. Luật sư cho tôi hỏi việc biểu tình này có hợp pháp không? Bên cạnh đó, nhiều người có hành vi ném đá, chai thủy tinh… vào các cơ quan nhà nước, những chiến sĩ công an gây thiệt hại về cả người và tài sản. Hành vi này có được xác định là biểu tình không và có bị xử lý hình sự không? 
Người gửi: Lê Hà (Bình Dương)
Bài viết liên quan:

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, Luật Việt Phong xin tư vấn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Hiến pháp năm 2013
– Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
– Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 03 năm 2005 của Chính Phủ quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng, 
– Nghị định 167/2013 ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

2/ Biểu tình phản đối Dự thảo Luật đặc khu kinh tế dưới góc nhìn pháp lý.

Đúng như bạn trình bày, trong những ngày gần đây nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra thể hiện sự phản đối đối với dự thảo luật Đặc khu kinh tế. Cho tới thời điểm hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có ghi nhận về khái niệm của biểu tình tuy nhiên qua thực tiễn có thể hiểu một cách khái quát đây là hành vi có sự tham gia của nhiều người thể hiện dưới hình thức tụ họp hoặc đi bộ diễu hành… để bày tỏ suy nghĩ, thái độ trước một hay một số vấn đề nhất định. Trước hết chúng tôi có thể khẳng định rằng công dân Việt Nam có quyền được biểu tình, điều này được ghi nhận tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” 
Tuy nhiên, cũng tại Điều 14 của Hiến pháp này cũng ghi nhận “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” Như vậy, việc biểu tình chỉ được coi là hợp pháp khi nó không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội… Theo đó, việc biểu tình này phải đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định số 38/2005/NĐ-CP quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng, tại Điều 7 có quy định như sau: “Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký.”
Căn cứ theo quy định trên thì khi tiến hành biểu tình, những người tham gia biểu tình phải đăng ký trước với Ủy ban nhân dân nơi diễn ra hoạt động đó thì hoạt động này mới được xem là hợp pháp.
Bên cạnh những hoạt động “biểu tình trong hòa bình” thì hiện nay còn có nhiều người có những hành vi có tính chất chống phá gây ra thiệt hại cả người và tài sản. Tiêu biểu như ở tỉnh Bình Thuận, theo bài viết “Bình Thuận thiệt hại hàng tỉ vì nhóm người quá khích” ngày 12/06/2018 của Báo Pháp luật Hồ Chí Minh thì thiệt hại tại đây lên tới hàng chục tỷ đồng. Cụ thể, trong những ngày 10, 11 và 12/06 một nhóm thanh niên đã liên tục có những hành vi ném đá, bom xăng vào trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận. Những hành động nêu trên đã làm cho hơn 40 chiến sĩ cảnh sát cơ động bị thương và làm cháy rụi hơn 10 chiếc ô tô. Dưới danh nghĩa biểu tình chống đối Luật Đặc khu đang trong quá trình dự thảo mà đối tượng trên đã có những hành vi gây rối nghiêm trọng và đây được xác định là biểu tình bất hợp pháp. Thậm chí những hành vi này còn có thể nhằm chống Nhà nước, trong một số trường hợp những người này còn phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:
“Điều 112. Tội bạo loạn.
Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 118. Tội phá rối an ninh
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Một trong những yếu tố cấu thành tội phạm quan trọng đối với các tội danh trên là khi thực hiện hành vi phạm tội, người đó có mục đích “nhằm chống chính quyền nhân dân”. Vì vậy đối với những đối tượng có những hành vi “quá khích động” như trên, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra làm rõ động cơ, mục đích từ đó xem xét họ đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội danh trên. Trong trường hợp những hành vi này khong cấu thành tội phạm thì các đối tượng trên sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Đồng thời, phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự trong trường hợp gây ra các thiệt hại về người và tài sản. 
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Biểu tình phản đối Dự thảo Luật đặc khu kinh tế dưới góc nhìn pháp lý. Chúng tôi hy vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài 1900 6589 tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Phùng Thị Mai

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Biểu tình phản đối Dự thảo Luật đặc khu kinh tế dưới góc nhìn pháp lý
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề