Chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với giáo viên nữ?

Posted on Tư vấn luật lao động 351 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với giáo viên nữ?

Thưa luật sư,

Tôi là giáo viên mầm non của một trường công lập, tôi công tác và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ từ năm 1984 đến nay đã được 32 năm. Tôi sinh tháng 9/1963, đến tháng 9/2016  là tôi được 53 tuổi. Vì lý do sức khỏe nên tôi muốn xin nghỉ việc vào tháng 9/2016, như vậy là tôi nghỉ trước 2 năm theo quy định luật bảo hiểm xã hội (BHXH).

Xin được hỏi luật sư như sau:

1/Chế độ BHXH đối với trường hợp của tôi như thế nào ?

2/Tôi có được hưởng lương hưu hàng tháng hay không ? Nếu có thì được bao nhiêu phần trăm so với mức lương hiện tại ?

3/Phần dư năm có được tính thêm không và tính như thế nào ?

4/Nếu tôi muốn thôi việc vào tháng 9/2016 thì tôi phải làm đơn trước bao lâu?

Mong nhận được tư vấn sớm nhất từ luật sư và xin cám ơn luật sư rất nhiều !
— 
Thanks & Best regards!

Người gửi: Nguyễn Thu Hà ( Cao Bằng)

Chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với giáo viên nữ

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bác! cám ơn bác đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bác, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bác như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

– Bộ Luật Lao động năm 2012

– Nghị định 108/2014/NĐ-CP

2/ Chế độ bảo hiểm xã hội?

Nếu bác nghỉ hưu trước tuổi, do bác là viên chức nên sẽ có 2 chế độ nghỉ hưu trước tuổi cho bác theo Luật bảo hiểm xã hội hoặc theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP về tinh giản biên chế:

Nếu bác được nghỉ hưu trước tuổi theo chính sách tinh giản biên chế của Nghị định 108/2014/NĐ-CP, thì bạn sẽ được hưởng chế độ hưu trí như khi nghỉ hưu đúng tuổi, ngoài ra còn được hưởng trợ cấp. Các quyền lợi được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP:
 
“2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội”

Nếu bác nghỉ hưu trước tuổi theo luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì bác phải thuộc trường hợp suy giảm khả năng lao động mới được nghỉ hưu

Theo Căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

Tuy nhiên Khoản 3, Điểu 56, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Mà Điều 55 lại quy định:

Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Căn cứ vào quy định trên thì việc bác nghỉ hưu trước 2 năm vẫn được hưởng Lương hưu nếu thuộc trường hơp suy giảm khả năng lao động theo quy định tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Tuy nhiên việc nghỉ hưu của bác là trước 2 tuổi nên mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bác sẽ bị trừ đi 2% mức lương hàng tháng.

Còn nếu bác không thuộc trường hợp theo quy định tại Điều 55, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì theo quy định tại Điều 61, Luật bảo hiểm xã hội năm 2016

Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Bác nghỉ hưu trước tuổi mà không thuộc các trường hợp theo nghị định 108/2014/NĐ-CP hoặc theo quy định tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì bác sẽ bảo lưu 32 năm đóng bảo hiểm xã hội thêm 2 năm đến khi bác đủ 55 tuổi thì bác sẽ được hưởng lương hưu.

3/ Có được hưởng lương hưu hàng tháng hay không? Mức hưởng như thế nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định mức hưởng lương hưu hàng tháng:

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.”

Căn cứ vào quy định nêu trên cách tính lương hưu của bác như sau:

15 năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng 45% bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;

 17 năm đóng bảo hiểm xã hội còn lại được hưởng (17×3%) = 51% bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã  hội. 

Tổng: 45% + 51% = 96% bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Bác nghỉ hưu trước tuổi 2 năm nên sẽ bị trừ 4% bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội Theo quy định tại  Khoản 3, Điểu 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Nếu bác thuộc trường hợp bảo lưu số năm đóng bảo hiểm xã hội đến năm 55 tuổi sẽ không bị trừ 4%.

Tuy nhiên mức lương hưu hàng tháng tối đa được hưởng là 75% bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, do vậy,Nếu bác thuộc trường hợp theo quy định tại Điều 55 hoặc cho đến khi bác đủ 55 tuổi thì bác sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng với mức là 75% bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

 4/ Phần dư năm có được tính thêm không và tính như thế nào ?

Căn cứ theo Điều 58 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu như sau:

1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy bác đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% nên bác còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo Điều 58 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Mức được hưởng:  0,5 x (32 – 25) = 3,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

5/ Muốn thôi việc vào tháng 9/2016 thì phải làm đơn trước bao lâu?

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 37, Bộ luật lao động năm 2012 Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động quy định như sau:

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Hợp đồng lao động của bác là hợp đồng không xác định thời hạn, nên bác phải báo trước ít nhất 45 ngày thì bác mới có thể nghỉ việc đúng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với giáo viên nữ?Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với giáo viên nữ?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

4/5 - (7 bình chọn)

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

2 thoughts on “Chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với giáo viên nữ?

  1. Dương Thị Cúc says:

    Xin chào luật sư! Tôi là giáo viên nữ, sinh ngày 30/4/1970, công tác từ 9/2991 đến nay trong môi trường bình thường.Tôi dự định đến 9/2023 xin nghỉ hưu trước tuổi. Nếu tôi làm hs xin giám định y khoa giảm 81% thì sẽ bị trừ tỷ lệ 4% lương hưu phải ko ạ? Xin luật sư tư vấn giúp ạ!

    • Ha Anh says:

      Dựa trên thông tin được cung cấp, chúng tôi xác định độ tuổi nghỉ hưu của quý khách theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động 2019 là 57 tuổi 04 tháng; thời điểm hưởng lương hưu là vào tháng 09 năm 2027. Quý khách có dự định nghỉ hưu vào tháng 09 năm 2023 (tại thời điểm đó, quý khách được 53 tuổi 04 tháng), có nghĩa rằng quý khách sẽ nghỉ hưu sớm 04 năm. Nếu quý khách đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì sẽ đủ điều kiện được hưởng lương hưu theo điểm b khoản 1 Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Khoản 3 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%; trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức lương hưu bị giảm là 1%. Như vậy, trong trường hợp của quý khách vì tuổi nghỉ hưu có thời gian 04 tháng lẻ nên ngoài trừ tỷ lệ 2% tương ứng mỗi năm nghỉ hưu sớm thì quý khách sẽ bị trừ thêm 1% nữa; do đó, tỷ lệ lương hưu bị trừ của quý khách sẽ là 9%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề