Có cần giám định tình trạng tâm thần của người bị hại hay không?

Tóm tắt câu hỏi:

Có cần giám định tình trạng tâm thần của người bị hại hay không?

Chào văn phòng luật sư Việt Phong! Tôi có vấn đề này mong được Luật sư tư vấn. Em gái tôi năm nay 21 tuổi nhưng bị thiểu năng trí tuệ. Em tôi hay sang nhà hàng xóm chơi và bị người hàng xóm hiếp dâm nhiều lần. Khi chuyện bị phát hiện, gia đình tôi đã trình báo lên công an. Tại cơ quan công an, người hàng xóm cũng đã nhận lỗi. Tuy nhiên, cơ quan công an vẫn yêu cầu gia đình tôi đưa em tôi đi giám định tâm thần. Luật sư cho tôi hỏi gia đình tôi có bắt buộc phải đưa em tôi đi giám định tâm thần hay không? Nếu có thì chi phí giám định do ai chi trả?

Người gửi: Phạm Toàn Thắng (Lạng Sơn)

Có cần giám định tình trạng tâm thần của người bị hại hay không?

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào anh! Cám ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của anh, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn anh như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

 – Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;

 – Luật Giám định tư pháp năm 2012;

 – Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009.

2/ Có cần giám định tình trạng tâm thần của người bị hại hay không?

Giám định là việc người giám định sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động tố tụng theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định, theo quy định của pháp luật. Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định về Trưng cầu giám định như sau:

“1. Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

2. Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.

3. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;

c) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;

d) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

đ) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả”.

Căn cứ theo quy định trên, trong trường hợp của gia đình bạn, em gái bạn là người bị hại nên cơ quan công an có thể yêu cầu em gái bạn phải đi giám định tình trạng tâm thần nếu nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án. Trong trường hợp này các tình tiết khá rõ ràng, người hàng xóm cũng đã thừa nhận hành vi của mình nên thực tế  em gái bạn không cần thiết phải đi giám định tình trạng tâm thần. Tuy nhiên, gia đình bạn cũng có thể đưa em bạn đi giám định tình trạng tâm thần để việc giải quyết vụ án được rõ ràng và nhanh chóng hơn.

Về trách nhiệm chi trả chi phí giám định, Điều 36 Luật Giám định tư pháp năm 2012 quy định: “Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp”. Với trường hợp của gia đình bạn, em gái bạn giám định tình trạng tâm thần theo yêu cầu giám định của cơ quan công an. Do đó, gia đình bạn không phải trả chi phí giám định. Chi phí này do cơ quan công an có trách nhiệm chi trả và được tính vào án phí. Điều 22 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án số 10/2009/UBTVQH12 quy định trách nhiệm chịu án phí sơ thẩm trong vụ án hình sự như sau:

“1. Người bị kết án phải chịu án phí hình sự sơ thẩm.

2. Người bị hại đã yêu cầu khởi tố phải chịu án phí hình sự sơ thẩm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, Nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự.

3. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh này”.

Trường hợp này người hàng xóm đã thừa nhận hành vi của mình. Do đó, Tòa án sẽ có căn cứ rõ ràng để kết án và người bị kết án sẽ chịu án phí.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề Có cần giám định tình trạng tâm thần của người bị hại hay không. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Có cần giám định tình trạng tâm thần của người bị hại hay không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề