Kiên
Bài viết liên quan
– Quy định về bảo lãnh người Việt Nam sang Đài Loan làm việc |
Luật sư tư vấn
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến bảo lãnh người thân sang Đức.
Đức là một trong những nước thành viên đầu tiên của Liên minh châu ÂU (EU).
Theo nguyên tắc “tính tối cao” (supremacy) của luật EU, thì Luật EU có hiệu lực cao hơn luật quốc gia trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế – xã hội và thậm chí có hiệu lực cao hơn cả hiến pháp của các nước thành viên . . Chính vì thế mà hệ thống pháp luật nước Đức cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật EU nói chung.
Cốt lõi của chính sách kinh tế và xã hội của EU được đúc kết trong ý tưởng về 4 tự do cơ bản gồm: Tự do dịch chuyển hàng hóa, Tự do dịch chuyển người lao động, Tự do dịch chuyển vốn và Tự do cung cấp dịch vụ.
Một nguyên tắc cơ bản được quy định rất cụ thể tại Hiệp định về hoạt động của Liên minh châu Âu (TFEU). Với chính sách này, ngoài đối tượng hưởng lợi chính là những công dân mang quốc tịch là một trong những nước thành viên của EU, ngay cả những ai không mang quốc tịch nước thành viên EU, mà là thành viên gia đình hoặc là người thân của công dân mang quốc tịch thuộc một nước thành viên EU, cũng vẫn được hưởng những lợi ích từ chính sách này như: được phép cư trú với mục đích làm việc; được tìm kiếm việc làm tại một trong các nước thành viên EU; được làm việc ở đó mà không cần giấy phép lao động; tự do di chuyển trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia thành viên EU; ở lại đó ngay cả khi đã hoàn tất thời hạn làm việc tại đó; được đối xử bình đẳng trong việc tiếp cận việc làm, điều kiện làm việc, lợi ích xã hội cũng như những chính sách khác về thuế,…
Theo đó, luật EU có quy định:
– Các thành viên gia đình công dân EU mà không có quốc tịch của một nước thành viên EU vẫn được hưởng các quyền bình đẳng như các công dân EU khác. Đối với thời gian lưu trú không quá ba tháng, yêu cầu duy nhất là họ có một tài liệu hoặc thủ tục nhận dạng hợp lệ hoặc hộ chiếu. Nước thành viên thuộc EU mà họ lưu trú có thể yêu cầu những người có liên quan đến đăng ký nhận diện ở trong nước trong một khoảng thời gian hợp lý và không phân biệt thời gian.
– Đối với thời gian lưu trú hơn ba tháng, nếu là thành viên gia đình hoặc người thân của công dân EU, mà không mang quốc tịch của một nước thành viên sẽ phải nộp đơn xin giấy phép cư trú. Các giấy phép này có hiệu lực trong năm năm kể từ ngày họ cư trú.
|
Như vậy, nếu bạn được bảo lãnh bởi một gia đình người Việt Nam đã nhập quốc tịch Đức, thì bạn hoàn toàn có thể ở lại làm việc tại Đức. Thủ tục để được bảo lãnh qua Đức sẽ tuân theo quy định của luật Đức, do đó bạn có thể liên hệ với đại sứ quán Đức tại Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)
Để được giải đáp thắc mắc về: Cô chú có được bảo lãnh cho cháu sang Đức không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
6 thoughts on “Cô chú có được bảo lãnh cho cháu sang Đức không?”
Trả lời
- Thay đổi người đại diện theo pháp luật mà không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền bị xử phạt như thế nào?
- Chủ nhà mới tăng giá thuê bất hợp lý thì xử lý thế nào?
- Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
- Hành vi say rượu gây mất trật tự công cộng có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Chia tài sản chung khi chung sống với nhau như vợ chồng
Luật sư cho em hỏi chồng em hiện tại ở Đức 3 năm có thể bảo lãnh em sang làm việc được không ạ
Trong trường hợp của bạn, nếu người chồng đã có quốc tịch Đức thì bạn có thể làm việc và sinh sống tại Đức; tuy nhiên, nếu người chồng chưa có quốc tịch Đức thì người chồng cần đáp ứng một số điều kiện để có thể bảo lãnh bạn sang Đức, đó là: 1, có Giấy phép cư trú tạm thời/vĩnh viễn hoặc thẻ xanh EU; 2, có chỗ ở (mua hoặc thuê) đủ rộng để cả bạn cùng sinh sống; 3, có đủ khả năng tài chính để trợ cấp cho bạn. Để có thể được thông tin cụ thể về thủ tục trên, bạn nên đến trụ sở Đại sứ quán Đức tại Việt Nam.
luật sư cho em hỏi , hiện thím em đã lấy chồng đức đã sinh con và đang định cư ở đấy giờ muốn bảo lãnh em qua đi làm và ở lâu dài thì có được không ạ . cảm ơn luật sư
Dựa trên thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau: theo Luật Nhập cư mới có hiệu lực thi hành, người nước ngoài biết tiếng Đức, đã có kinh nghiệm trong nghề, có liên hệ nào đó với người đang sống ở Đức hoặc với nước Đức, còn trẻ tuổi,… sẽ được phép tạm cư tại Đức, kể cả khi chưa có hợp đồng lao động với một doanh nghiệp nào tại Đức. Do đó, trong trường hợp của bạn, người Thím của bạn có thể bảo lãnh cho bạn sang Đức làm việc.
Bà và cậu của em ở bên đức sinh sống, đã là công dân Đức thì có thể bảo lãnh em sang để du học nghề không ạ
Theo thông tin bạn cung cấp, nếu người Bà hoặc người Cậu của bạn có đủ khả năng tài chính để trợ cấp cho bạn thì có thể bảo lãnh cho bạn sang Đức để du học nghề. Ngoài ra, bạn cũng cần phải đáp ứng các điều kiện mà nước Đức quy định để được du học nghề. Để có thể được thông tin cụ thể và chính xác về thủ tục trên, bạn nên đến trụ sở Đại sứ quán Đức tại Việt Nam.