Tóm tắt câu hỏi:
Con có phải trả nợ thay khi mẹ nợ tiền bỏ trốn hay không?
Mẹ tôi buôn bán có lấy hàng của bạn hàng nhưng chưa đưa tiền (theo kiểu ghi sổ, cuối mỗi tháng sẽ thanh toán) và vay mượn để lấy vốn cho người khác vay lấy lời. Bây giờ những người vay mẹ tôi đã vỡ nợ và bỏ trốn kéo theo mẹ tôi cũng không còn khả năng để trả nợ cho những chủ nợ. Việc mẹ tôi vay tiền để cho người khác vay thì không nói với ai trong gia đình. Tổng số tiền nợ bây giờ rất lớn, gần 10 tỷ đồng. Bố mẹ tôi đã xoay sở tất cả các cách: bán hết nhà cửa đất đai để trả bớt nhưng vẫn còn gần 6 tỷ đồng. Bây giờ, mẹ tôi do nợ nần nên đã trốn đi mất. Luật sư cho tôi hỏi, về pháp luật tôi có phải chịu trách nhiệm về số nợ đó không ạ? Cám ơn luật sư!
Người gửi: Phạm Thị Mai Hương (Hà Nam)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn chi tiết như sau:
1/ Căn cứ pháp lý
– Bộ luật dân sự 2005;
– Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
2/ Con có phải trả nợ thay khi mẹ nợ tiền bỏ trốn hay không?
Theo quy định pháp luật dân sự thì vay tiền là loại hợp đồng dân sự (hợp đồng vay tài sản). Theo đó, chỉ có người tham gia ký kết hợp đồng mới phải chịu trách nhiệm liên quan đến thỏa thuận của hợp đồng đó.
“Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.” Điều 471 Bộ luật dân sự 2005.
Nghĩa vụ trả nợ của bên vay:
– Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
– Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
– Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”
Theo quy định của luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì nếu việc mẹ bạn vay tiền để sử dụng vào mục đích chung của vợ chồng hoặc vay tiền để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình thì bố bạn mới phải liên đới chịu trách nhiệm đối với khoản nợ đó. Nếu việc vay nợ do mình mẹ bạn thực hiện, bố bạn không biết thì không phải chịu trách nhiệm.
Căn cứ điều 27 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:
– Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014.
– Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014.
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
– Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Do đó bạn và các anh, chị, em bạn (nếu có) không phải chịu trách nhiệm đối với khoản vay do cha, mẹ bạn thực hiện. Trừ trường hợp đến khi cha, mẹ bạn qua đời có để lại tài sản và có nợ thì các bạn phải trả nợ trong phạm vi di sản đó (di sản để trừ nợ, còn lại mới chia thừa kế).
Trường hợp mẹ bạn dùng tiền vay mượn dẫn đến mất khả năng chi trả cho người cho vay hoặc bỏ trốn, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì có thể bị truy cứu TNHS về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điều 140 hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 Bộ Luật Hình Sự:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)
Để được giải đáp thắc mắc về: Con có phải trả nợ thay khi mẹ nợ tiền bỏ trốn hay không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
One thought on “Con có phải trả nợ thay khi mẹ nợ tiền bỏ trốn hay không?”
Trả lời
- Thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu
- San lấp đất lưu không, đến khi thu hồi có được đền bù không ?
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính lần đầu?
- Tư vấn các thủ tục đăng ký chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ
- Sử dụng hình ảnh người khác mà chưa có sự cho phép
Dạ chào luật sư , cho em hỏi mẹ vay mượn người ta tiền lãi bây giờ gần 50trieu mà lúc ấy em và mẹ không sống cùng nhau nên mẹ mượn lúc nào em cũng không hay biết . Ba mẹ em ly hôn đã lâu nhưng mẹ em không có tách hộ khẩu ra vẫn có tên trong sổ hộ khẩu. Sau này em 17 tuổi rồi ở với ba tới tận bây giờ không có sống chung với mẹ vì mẹ có chồng khác . Mẹ em thường xuyên mượn sổ hộ khẩu nói là làm giấy tờ xin cho em gái cùng mẹ khác cha của em vô hộ khẩu của ba em . Ba em cho nên me đưa nhưng không hề hay biết mẹ em đem đi mượn nợ rồi để người ta chụp . Lúc trước mẹ em nói có người gọi xác nhận em là con của mẹ thì em nói phải là được rồi bây giờ người ta không đòi tiền được mẹ em xong quay sang nói em lừa đảo chiếm đoạt tài sản xong còn bắt em và em gái bảo lãnh mẹ em để trả nợ còn uy hiếp đe doạ chị em em nữa . Bây giờ mẹ và em không sống chung nữa , mẹ mượn tiền em cũng không biết như vậy em có cần trả số tiền mà mẹ em mượn không ạ? Chứ bên cho vay cứ làm phiền cuộc sống của chị em em rồi đòi kiện tụi em nữa mong luật sư giải đáp giúp em ạ! Em cảm ơn.