Dấu hiệu tội phạm trong quan hệ hợp đồng

Posted on Tư vấn luật hình sự 227 lượt xem

Tóm tắt tình huống:

Dấu hiệu tội phạm trong quan hệ hợp đồng

Chào Luật Sư!

Tôi có một vấn đề mà bản thân không rõ phải xửlý thế nào? Xin nhờ luật sư tư vấn!Vợ chồng tôi là công nhân nghèo, gần 10 năm tiếtkiệm thì cũng quyết tâm mua được 1 mảnh đấtđể xây nhà. Sau khi lựa được mảnh đấtthích hợp chúng tôi đã không ngần ngại đặtcọc tiền lô đất, Sau khi đặt cọc tiềnxong thì chúng tôi mới biết là chúng tôi gặp phải cò đất. Giá trị lô đất màchúng tôi thỏa thuận là: 380.000.000 Vàchúng tôi đã đặt cọc trước: 60.000.000 Giấytờ đặt cọc tiền lô đất chỉ được ký kết giữahai bên, Sau khi việc mua bán không thành chúng tôi cũng có làm biên bản hủy, và yêu cầu bên bán đất bồithường lại tiền cọc. Nhưng bên bán cũng khất lần mãi làm vợ chồng tôi đilại rất cực nhọc và không yên tâm, sau đó chúngtôi bắt bên bán viết giấy cam kết trả lạitiền có ngày giờ cụ thể, nhưng đến ngày hẹnchúng tôi lại không thể liên lạc hay gặpmặt được. Vậy xin luật sư cho hỏi, có phảitôi đã bị lừa không? Và nếu với 3 giấy tờlà:
– Giấy đặt cọc lô đất
– Biên bản hủy và xác nhận hoàn trả tiền đặt cọc
– Bản cam kết trả lại tiền cọc (Có ngày giờ cụthể)
tôi có thể tố cáo bên bán là lừa đảo không?
Xin luật sư giúp tôi !!!!

 

Người gửi: Phạm Thị Hương (Nam Định)
download 17030602101411689 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tớiLuật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn,công ty Luật Việt Phongxin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự năm 1999; sửa đổi, bổ sung năm 2009.

2/ Dấu hiệu tội phạm trong quan hệ hợp đồng.

Chúng tôi cần thêmthông tin chi tiết hơn từ bạn để đưa ra khẳng định chính xác liệu rằng có dấu hiệu tội phạmtrong trường hợp của bạn hay không? Tuy nhiên, dựa trên những trường hợp màchúng tôi cung cấp dưới đây bạn có thể đối chiếu để giải quyết vướng mắc củamình:

Trường hợp 1; Có căncứ chứng minh người bạn cho là “cò” không hề có đủ năng lực để làm sổ đỏ cho bạnnhưng vẫn cố tình ký hợp đồng.

Đối với trường hợpnày, người đó có thể bị truy tố theo Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999; sửa đổibổ sung năm 2009. Cụ thể:

“Điều139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1.Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từhai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậuquả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính vềhành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạttài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo khônggiam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Trường hợp 2: Người kýhợp đồng với bạn có những dấu hiệu của sự bỏ trốn như: cắt liên lạc, thay đổi địachỉ sinh sống đột ngột… hay số tiền bạnđặt cọc đã bị đối tượng sử dụng vào mục đích bất hợp pháp. Trong trường hợpnày, họ có thể bị truy tố về tội Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quyđịnh tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999; sửa đổi bổ sung năm 2009. Cụ thể:

“Điều140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1.Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của ngườikhác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậuquả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính vềhành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạttài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo khônggiam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khácbằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn đểchiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khácbằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợppháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”

* Giải pháp: Nếu rơivào một trong hai trường hợp trên, bạn cần nhanh chóng khai báo với cơ quancông an gần nhất để các cơ quan chức năng xử lý. Khi đối tượng bị truy tố, tàisản bạn bị chiếm đoạt sẽ được hoàn lại theo quy định của pháp luật.

Trường hợp thứ ba: Ngườiký hợp đồng với bạn không có các biểu hiện như trường hợp nêu trên.

* Giải pháp: Bạn có thểkhởi kiện người này theo thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án nhan dân cấp huyệnnơi bạn cư trú để đòi lại số tiền đã đặt cọc.

Trên đây là tư vấn củacông ty luật Việt Phongvề Dấu hiệu tôi phạm trong quan hệ hợp đồng. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công tyLuật Việt Phongđể gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Nguyễn Xuân Trường

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Dấu hiệu tội phạm trong quan hệ hợp đồng
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề