Dịch vụ tư vấn thủ tục Cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

Pháp luật có quy định cụ thể về các đối tượng phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy. Theo đó luật Việt Phong tư vấn cho quý khách các vấn đề pháp lý về Giấy chứng nhận này và thủ tục để xin cấp loại chứng nhận này.
bk 18 1

1. Các đối tượng phải được huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện

– Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật phòng cháy và chữa cháy;
– Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
– Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;
– Người chỉ huy tàu thủy, tàu hỏa, tàu bay, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên, trên phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;
– Người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
– Các cá nhân khác có yêu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

2. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

* Trình tự thực hiện
Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp ủy quyền cho một cá nhân, đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ:
Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết phiếu biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ; 
Nếu hồ sơ không hợp lệ và thiếu thành phần thì trả lại và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ).
Bước 3: 
+ Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở tự tổ chức lớp huấn luyện: Cá nhân, tổ chức làm bài kiểm tra cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo lịch kiểm tra của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh.
+ Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở không tự tổ chức được lớp huấn luyện và cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: Cá nhân, tổ chức tham gia lớp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và làm bài kiểm tra cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo kế hoạch tổ chức lớp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an các tỉnh; và theo kế hoạch tổ chức lớp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
* Thành phần, số lượng hồ sơ
– Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở tự tổ chức huấn luyện
+ Đơn đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện; 
+ Kế hoạch, chương trình nội dung huấn luyện; 
+ Danh sách trích ngang lý lịch của người đã dự lớp huấn luyện.
– Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở không tự tổ chức được lớp huấn luyện
+ Đơn đề nghị tổ chức huấn luyện; 
+ Danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký dự lớp huấn luyện.
– Cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy phải nộp đơn đăng ký dự lớp huấn luyện (mẫu số PC14 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA).
– Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
* Đối tượng thực hiện: 
+ Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật phòng cháy và chữa cháy; + Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; 
+ Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; 
+ Người chỉ huy tàu thủy, tàu hỏa, tàu bay, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên, trên phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; 
+ Người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy và chữa cháy; 
+ Các cá nhân khác có yêu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
* Cơ quan thực hiện: Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an các tỉnh.
* Kết quả: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
Quý khách có nhu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ qua số 1900 6589 để được các chuyên viên pháp lý hỗ trợ. Công ty luật Việt Phong luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/24 ( kể cả ngày nghỉ). Rất mong được hợp tác cùng quý khách!
Chuyên viên: Tạ Thị Hồng Tươi.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Dịch vụ tư vấn thủ tục Cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
Vui lòng gọi hotline tư vấn và báo giá dịch vụ: 0904 582 555 hoặc 0984 597 647

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề