Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi làm ở công ty đã được gần 3 năm. Hiện tôi đang mang thai 6 tháng. Vài ngày trước công ty gọi tôi lên nói không ký tiếp hợp đồng với tôi nữa. Theo luật sư công ty làm như vậy có đúng không vì nghe nói không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ mang thai? Tôi có được hưởng chế độ thai sản và bảo hiểm thất nghiệp cùng một lúc không luật sư? Xin cảm ơn.
Người gửi: Thơm Nguyễn
co duoc don phuong cham dut hop dong voi lao dong nu mang thai khong

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật lao động 2012; 
– Luật bảo hiểm xã hội 2014;
– Luật việc làm 2013.

2/ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai

Về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động
Vì bạn không nói rõ hợp đồng lao động bạn ký kết với công ty đã đến thời điểm hết hạn hay chưa nên Luật Việt Phong xin đưa ra các giả thiết như sau:
Thứ nhất, trường hợp hợp đồng lao động của bạn chưa hết thời hạn, căn cứ Điều 39 Bộ luật lao động 2012 quy định thì:
Điều 39. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.
4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo đó, khoản 3 Điều 155 quy định như sau:
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
Như vậy, theo quy định nói trên thì công ty không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn vì lý do mang thai. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật lao động 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động thì:
“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.”
Như vậy, người lao động không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn vì lý do mang thai, nhưng vẫn có quyền chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bạn thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.
Thứ hai, trường hợp hợp đồng lao động của bạn đã hết hạn thì căn cứ khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
Như vậy, hợp đồng hết thời hạn một trong những căn cứ để người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với bạn hợp pháp. Do đó, khi hợp đồng hết hạn công ty có quyền chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tiếp tục ký kết một hợp đồng khác với bạn.
Về vấn đề hưởng chế độ thai sản và bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
2. Người lao động quy định tại Điểm b, c và d Khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”.  
Căn cứ theo Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì:
Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Như vậy, bạn chỉ cần đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp là có thể được hưởng. Trường hợp nếu bạn chỉ nghỉ làm để hưởng chế độ thai sản mà chưa chấm dứt hợp đồng thì bạn không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà chỉ được hưởng chế độ thai sản theo điều luật nói trên.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề Chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Vũ Thùy Trang

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề