Làm thế nào khi người sử dụng lao động không chịu trả lương?

Xin chào các vị luật sư ! Em muốn hỏi nội dung như sau : 
– Khi ăn tết xong ( đầu tháng 2 /2019) em có lên Hà Nội tìm việc làm trên các wed mạng như google , zalo , Facebook và đã tìm được việc làm, trong quá trình đi làm tháng đầu tiên người ta trả lương đúng thời hạn nhưng sang tiếp theo do tính chất công việc người ta đã bảo em gọi thêm người làm ( khoảng 10-15 người) trong khoảng ( từ 25/3 -10/4 ) người thuê em làm việc có hẹn khi nào nghỉ thanh toán hết nhưng tính đến nay vẫn chưa thanh toán và cứ hẹn khất rất nhiều lần. Nên em và các bạn e đã xin nghỉ việc ! Em muốn hỏi có cách nào giải quyết phù hợp và đúng luật pháp không ạ ! Em xin cảm ơn ban lãnh đạo Công ty luật đã xem xét ạ.

Nguyễn Quang Trang.

Bài viết liên quan:
– Xử phạt đối với hành vi chậm trả lương cho người lao động
– Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi kí kết hợp đồng lao động và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi thay đổi cơ cấu; và quyền lợi được hưởng của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
– Mức xử phạt của NSDLĐ khi trả lương cho NLĐ thấp hơn mức lương tối thiểu?
– Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi trả lương không đúng hạn

Căn cứ pháp lý:

nguoi su dung lao dong khong tra luong xu ly nhu the nao sblaw

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến trả lương cho người lao động.

Theo thông tin bạn cung cấp, căn cứ vào điều 37 và điều 43 Bộ luật lao động năm 2012:

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Theo đó, các bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì bên sử dụng lao động đã không trả lương theo thoả thuận mà còn khất rất nhiều lần. 

Tuy nhiên, bạn cần phải thông báo trước ít nhất 03 ngày cho người sử dụng lao động nếu không bạn sẽ bị vi phạm quy định về thời hạn báo trước và phải có nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Về nguyên tắc trả lương, căn cứ vào điều 96 Bộ luật lao động năm 2012:

Điều 96. Nguyên tắc trả lương
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Theo đó việc người sử dụng lao động không trả lương cho bạn theo đúng thỏa thuận là trái với quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Căn cứ vào điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương
3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Như vậy, bên sử dụng lao động ngoài việc phải trả lương cho các bạn thì sẽ bị xử phạt hành chính căn cứ theo điểm b khoản 3 điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Và để lấy được tiền lương bạn có thực hiện các thử tục sau:

Bạn có thể yêu cầu trực tiếp Công ty trả lại số tiền lương  mà họ đã nợ hoặc bạn có thể làm đơn gửi đến Phòng lao động thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để họ cử hòa giải viên lao động giải quyết, trong ba ngày kể từ ngày nhận đơn họ sẽ thực hiện việc hòa giải. Sau đó, nếu không đồng ý với kết quả hòa giải thì bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi công ty bạn có trụ sở chính để yêu cầu đòi lại tiền lương và lãi suất theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên nếu trong trường hợp bạn không kí hợp đồng lao động thì bạn cần phải có giấy tờ chứng minh mình đã làm việc cho người sử dụng, bạn có thể lập văn bản tường trình mình đã làm việc cho họ và xin xác nhận làm chứng của những người cùng làm với bạn ở đó. 

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về các vấn đề pháp lý liên quan trả lương cho người lao động. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Diệu Linh.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Làm thế nào khi người sử dụng lao động không chịu trả lương?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề