Luật công chứng năm 2014

Posted on Luật 242 lượt xem

QUỐC HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 53/2014/QH13

Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2014

LUẬT

CÔNG CHỨNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật công chứng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật nàyquy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề côngchứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

TrongLuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Côngchứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứngnhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằngvăn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, khôngtrái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nướcngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) màtheo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêucầu công chứng.

2. Côngchứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này,được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

3. Ngườiyêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nướcngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định củaLuật này.

4. Vănbản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viênchứng nhận theo quy định của Luật này.

5. Tổchức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứngđược tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạmpháp luật khác có liên quan.

Điều 3. Chức năng xã hội của công chứng viên

Côngchứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm antoàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp;góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và pháttriển kinh tế – xã hội.

Điều 4. Nguyên tắc hành nghề công chứng

1. Tuânthủ Hiến pháp và pháp luật.

2. Kháchquan, trung thực.

3. Tuântheo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

4. Chịutrách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.

Điều 5. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

1. Vănbản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu củatổ chức hành nghề công chứng.

2. Hợpđồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan;trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kiacó quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợpcác bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

3. Hợpđồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sựkiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh,trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

4. Bảndịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Điều 6. Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng

Tiếngnói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm

1.Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành visau đây:

a) Tiếtlộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu côngchứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin vềnội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;

b) Thựchiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợpđồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xãhội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiệngiao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

c) Côngchứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bảnthân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹnuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, conrể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là concủa con đẻ, con nuôi;

d) Từchối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăncho người yêu cầu công chứng;

đ) Nhận,đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí côngchứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏathuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiệnhoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứngvà cá nhân, tổ chức có liên quan;

e) Épbuộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầucông chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản côngchứng, hồ sơ công chứng;

g) Gâyáp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội đểgiành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng;

h) Quảngcáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chứcmình;

i) Tổchức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểmgiao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện cáchoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký;

k) Côngchứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lênhoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;

l) Côngchứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng;thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng,giao dịch mà mình nhận công chứng;

m) Viphạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

2.Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau đây:

a) Giảmạo người yêu cầu công chứng;

b) Ngườiyêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ,văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng;

c) Ngườilàm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực;

d) Cảntrở hoạt động công chứng.

Chương II

CÔNG CHỨNG VIÊN

Điều 8. Tiêu chuẩn công chứng viên

Công dânViệt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chấtđạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm côngchứng viên:

1. Cóbằng cử nhân luật;

2. Cóthời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khiđã có bằng cử nhân luật;

3. Tốtnghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoànthành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

4. Đạtyêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

5. Bảođảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Điều 9. Đào tạo nghề công chứng

1. Ngườicó bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơsở đào tạo nghề công chứng.

2. Thờigian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.

Ngườihoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề côngchứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về cơ sở đào tạonghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng và việc công nhậntương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài.

Điều 10. Miễn đào tạo nghề công chứng

1. Nhữngngười sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:

a) Ngườiđã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

b) Luậtsư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

c) Giáosư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

d) Ngườiđã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát;chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vựcpháp luật.

2. Ngườiđược miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham giakhóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề côngchứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứngviên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.

Ngườihoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡngnghề công chứng.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về khóa bồi dưỡngnghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 11. Tập sự hành nghề công chứng

1. Ngườicó giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhậnbồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề côngchứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủđiều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp khôngtự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bốtrí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.

Ngườitập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghềcông chứng nhận tập sự.

Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với ngườicó giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối vớingười có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghềcông chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.

2. Tổchức hành nghề công chứng nhận tập sự phải có công chứng viên đáp ứng điều kiệnhướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 3 Điều này và có cơ sở vật chất bảođảm cho việc tập sự.

3. Tổchức hành nghề công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn người tập sự.

Côngchứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề côngchứng. Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạtđộng hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết địnhkỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hànhnghề công chứng. Tại cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướngdẫn nhiều hơn hai người tập sự.

Côngchứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các công việcdo người tập sự thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Ngườitập sự hành nghề công chứng được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiệncác công việc liên quan đến công chứng do công chứng viên hướng dẫn phân côngvà chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn về những công việc đó.Người tập sự không được ký văn bản công chứng.

5. Khihết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo cáo bằngvăn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhậncủa tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đãđăng ký tập sự; được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề côngchứng. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấpgiấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.

6. Bộtrưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hànhnghề công chứng.

Điều 12. Bổ nhiệm công chứng viên

1. Người đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 củaLuật này có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Hồsơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được gửi đến Sở Tư pháp nơi người đề nghịbổ nhiệm công chứng viên đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.

2. Hồ sơđề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm:

a) Đơnđề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

b) Phiếulý lịch tư pháp;

c) Bảnsao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;

d) Giấytờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;

đ) Bảnsao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với người đượcmiễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thànhkhóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạonghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này;

e) Bảnsao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;

g) Giấychứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

3. Trongthời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứngviên quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng BộTư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từchối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho ngườinộp hồ sơ.

4. Trongthời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm côngchứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệmcông chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản, trongđó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm.

Điều 13. Những trường hợp không được bổ nhiệm côngchứng viên

1. Ngườiđang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lựcpháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tộiphạm do cố ý.

2. Ngườiđang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lývi phạm hành chính.

3. Ngườibị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

4. Cánbộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằnghình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viênchức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, côngnhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thứctước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.

5. Ngườibị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóatên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hànhnghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứngchỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết địnhtước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.

Điều 14. Tạm đình chỉ hành nghề công chứng

1. Sở Tưpháp nơi công chứng viên đăng ký hành nghề quyết định tạm đình chỉ hành nghềcủa công chứng viên trong các trường hợp sau đây:

a) Côngchứng viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Côngchứng viên đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

2. Thờigian tạm đình chỉ hành nghề công chứng tối đa là 12 tháng.

3. Sở Tưpháp quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng trước thờihạn đối với công chứng viên trong các trường hợp sau đây:

a) Cóquyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc bản án đã có hiệu lực của Tòaán tuyên không có tội;

b) Khôngcòn bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lývi phạm hành chính.

4. Quyếtđịnh tạm đình chỉ và quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề côngchứng phải được gửi cho công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng nơi côngchứng viên làm việc, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Bộ Tư pháp.

Điều 15. Miễn nhiệm công chứng viên

1. Côngchứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân hoặc chuyển làm côngviệc khác.

Côngchứng viên nộp đơn đề nghị miễn nhiệm tại Sở Tư pháp ở nơi mình đăng ký hànhnghề. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn nhiệm củacông chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo đơn đề nghị miễn nhiệmcủa công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

2. Côngchứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Khôngcòn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 của Luật này;

b) Bịmất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Kiêmnhiệm công việc thường xuyên khác;

d) Khônghành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứngviên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;

đ) Hếtthời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 14 củaLuật này mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;

e) Đã bịxử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứngmà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lênđến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;

g) Bịkết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

h) Thuộccác trườnghợp không được bổ nhiệm công chứng viên quy định tại Điều 13 của Luậtnày tại thời điểm được bổ nhiệm.

3. Sở Tưpháp có trách nhiệm rà soát, kiểm tra việc bảo đảm tiêu chuẩn hành nghề củacông chứng viên tại địa phương mình.

Khi cócăn cứ cho rằng công chứng viên thuộc trường hợp bị miễn nhiệm quy định tạikhoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị miễn nhiệm công chứng viên kèmtheo các tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm gửi Bộtrưởng Bộ Tư pháp.

4. Trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên,Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc miễn nhiệm công chứng viên.

Điều 16. Bổ nhiệm lại công chứng viên

1. Ngườiđược miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật nàyđược xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi có đề nghị bổ nhiệm lại.

2. Ngườibị miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật nàyđược xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứngviên quy định tại Điều 8 của Luật này và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trườnghợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Ngườibị miễn nhiệm công chứng viên do bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực phápluật của Tòa án về tội phạm do cố ý, bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứhai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm, bị xử lý kỷluật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạmhoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì không được bổ nhiệm lại công chứng viên.

4. Thủtục bổ nhiệm lại công chứng viên được thực hiện theo quy định tại Điều 12 củaLuật này. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên gồm:

a) Đơnđề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

b) Phiếulý lịch tư pháp;

c) Giấychứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;

d) Bảnsao quyết định miễn nhiệm công chứng viên;

đ) Bảnsao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy địnhtại khoản 1 Điều này.

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên

1. Côngchứng viên có các quyền sau đây:

a) Đượcpháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;

b) Thamgia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợpđồng cho tổ chức hành nghề công chứng;

c) Đượccông chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này;

d) Đềnghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu đểthực hiện việc công chứng;

đ) Đượctừ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạođức xã hội;

e) Cácquyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác cóliên quan.

2. Côngchứng viên có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuânthủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;

b) Hànhnghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;

c) Tôntrọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;

d) Giảithích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp phápcủa họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêucầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;

đ) Giữbí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứngđồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

e) Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;

g) Chịutrách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản côngchứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòngcông chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;

h) Thamgia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên;

i) Chịusự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứngmà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viênmà mình là thành viên;

k) Cácnghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật kháccó liên quan.

Chương III

TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG

Điều 18. Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng

1. Việcthành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định của Luật này vàphù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng do Thủtướng Chính phủ phê duyệt.

2. Phòngcông chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện pháttriển được Văn phòng công chứng.

3. Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiệnkinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theoquy định của Chính phủ.

Điều 19. Phòng công chứng

1. Phòngcông chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

2. Phòngcông chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu vàtài khoản riêng.

Ngườiđại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng côngchứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhbổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

3. Têngọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tựthành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứngđược thành lập.

4. Phòngcông chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắcvà sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắcdấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về con dấu.

Điều 20. Thành lập Phòng công chứng

1. Căncứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kếhoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòngcông chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.Đề án nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, têngọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triểnkhai thực hiện.

2. Trongthời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thànhlập Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phươngnơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về các nội dung sauđây:

a) Têngọi, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng;

b) Số,ngày, tháng, năm ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòngcông chứng.

3. Trongtrường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thay đổi tên gọi hoặcđịa chỉ trụ sở của Phòng công chứng thì Sở Tư pháp phải đăng báo những nội dungthay đổi đó theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 21. Chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng

1. Trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng côngchứng thì Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng côngchứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển đổi Phòng côngchứng thành Văn phòng công chứng.

2.Trường hợp không có khả năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòngcông chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy bannhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Phòngcông chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủtục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xongcác yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.

Trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải thểPhòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơicó trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về việc giải thể Phòngcông chứng.

Điều 22. Văn phòng công chứng

1. Vănphòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và cácvăn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợpdanh.

Vănphòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng côngchứng không có thành viên góp vốn.

2. Ngườiđại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. TrưởngVăn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứngvà đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

3. Tên gọicủa Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họtên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác củaVăn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không đượctrùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, khôngđược vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuầnphong mỹ tục của dân tộc.

4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện doChính phủ quy định.

Vănphòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tựchủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và cácnguồn thu hợp pháp khác.

5. Vănphòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứngđược khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục,hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng đượcthực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Điều 23. Thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng

1. Cáccông chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghịthành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét,quyết định. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thànhlập và đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thànhlập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiệnvật chất và kế hoạch triển khai thực hiện; bản sao quyết định bổ nhiệm côngchứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.

2. Trongthời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng côngchứng, Ủyban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Vănphòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bảnvà nêu rõ lý do.

3. Trongthời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòngcông chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyếtđịnh cho phép thành lập.

Nội dungđăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm tên gọi của Văn phòng côngchứng, họ tên Trưởng Văn phòng công chứng, địa chỉ trụ sở của Vănphòng công chứng, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứngvà danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòngcông chứng (nếu có).

4. Hồ sơđăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm đơn đăng ký hoạt động,giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng phù hợp với nộidung đã nêu trong đề án thành lập và hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứngviên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Vănphòng công chứng (nếu có).

Trongthời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tưpháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chốiphải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Vănphòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăngký hoạt động.

Điều 24. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòngcông chứng

1. Khithay đổi một trong các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này, Vănphòng công chứng phải đăng ký nội dung thay đổi tại Sở Tư pháp nơi Văn phòngcông chứng đã đăng ký hoạt động.

Việcthay đổi trụ sở của Văn phòng công chứng sang huyện, quận, thị xã, thành phốkhác trongphạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đã ra quyết định cho phépthành lập phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định vàphải phùhợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng.

2. Vănphòng công chứng thay đổi tên gọi, trụ sở hoặc Trưởng Văn phòng công chứng thìđược Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động trong thời hạn 07 ngày làm việckể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị; trường hợp từ chối phải thông báobằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 25. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động củaVăn phòng công chứng

Trongthời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cấp hoặc cấp lại giấy đăng ký hoạt độngcủa Văn phòng công chứng, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quanthuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấnnơi Văn phòng công chứng đặt trụ sở.

Điều 26. Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòngcông chứng

1. Trongthời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng côngchứng phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trongba số liên tiếp về những nội dung sau đây:

a) Têngọi, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;

b) Họ,tên, số quyết định bổ nhiệm của công chứng viên hành nghề tại Văn phòng côngchứng;

c) Số,ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắtđầu hoạt động.

2. Trongtrườnghợp được cấp lại giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng phải thựchiện việc đăng báo về nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điềunày.

Điều 27. Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng côngchứng

1. Côngchứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viênhợp danh theo nguyện vọng cá nhân hoặc trong các trường hợp khác do phápluật quy định.

Vănphòng công chứng có quyền tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới nếu công chứngviên đó được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.

Việcchấm dứt tư cách công chứng viên hợp danh và tiếp nhận công chứng viên hợp danhmới được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp.

2.Trường hợp công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặcbị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của công chứng viên hợp danhđược hưởng phần giá trị tài sản tại Văn phòng công chứng sau khi đã trừ đi phầnnợ thuộc trách nhiệm của công chứng viên đó. Người thừa kế có thể trở thànhcông chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng nếu là công chứng viên vàđược các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.

Điều 28. Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng

1. Haihoặc một số Văn phòng công chứng có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương có thể hợp nhất thành một Văn phòng công chứng mới bằng cáchchuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng côngchứng được hợp nhất, đồng thời chấm dứt hoạt động của các Văn phòng công chứngbị hợp nhất.

Một hoặcmột số Văn phòng công chứng có thể sáp nhập vào một Văn phòng công chứng kháccó trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bằng cách chuyểntoàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng công chứngnhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng bị sápnhập.

2. Ủyban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhậpVăn phòng công chứng.

3. Chínhphủ quy định chi tiết thủ tục hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng.

Điều 29. Chuyển nhượng Văn phòng công chứng

1. Vănphòng công chứng được chuyển nhượng cho các công chứng viên khác đáp ứng cácđiều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Văn phòng công chứng chỉ được chuyểnnhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất là 02 năm.

Côngchứng viên đã chuyển nhượng Văn phòng công chứng không được phép tham gia thànhlập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng.

2. Côngchứng viên nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiệnsau đây:

a) Đãhành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vịtrí Trưởng Văn phòng công chứng;

b) Camkết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng;

c) Camkết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.

3. Ủyban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Vănphòng công chứng.

4. Chínhphủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chuyển nhượng Văn phòng công chứng.

Điều 30. Thu hồi quyết định cho phép thành lập

1. Vănphòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập trong nhữngtrường hợp sau đây:

a) Vănphòng công chứng không thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 23của Luật này;

b) Hếtthời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động mà Văn phòng côngchứng chưa bắt đầu hoạt động;

c) Vănphòng công chứng không hoạt động liên tục từ 03 tháng trở lên, trừ trường hợptoàn bộ các công chứng viên hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng;

d) Vănphòng công chứng chỉ còn một công chứng viên hợp danh và không bổ sung đượcthành viên hợp danh mới trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày thiếu công chứngviên hợp danh;

đ) Toànbộ công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng bị miễn nhiệm chết hoặc bịTòa án tuyên bố là đã chết;

e) Vănphòng công chứng không bảo đảm duy trì điều kiện hoạt động theo quy định củaLuật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Sở Tưpháp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và lập hồ sơ đề nghị Ủy bannhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi quyết định cho phép thành lập Vănphòng công chứng.

Điều 31. Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng

1. Vănphòng công chứng chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Vănphòng công chứng tự chấm dứt hoạt động;

b) Vănphòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập theo quy định tạiĐiều 30 của Luật này;

c) Vănphòng công chứng bị hợp nhất, bị sáp nhập.

2. Trongtrường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thìchậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, Văn phòng côngchứng phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hoạt động.Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Văn phòng công chứng có nghĩa vụ nộp đủ sốthuế còn nợ, thanh toán các khoản nợ khác, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồnglao động đã ký với công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình, thực hiện cácyêu cầu công chứng đã tiếp nhận. Trường hợp không thể thực hiện xong các yêucầu công chứng đã tiếp nhận thì phải thỏa thuận với người yêu cầu công chứng vềviệc thực hiện các yêu cầu đó.

Trongtrường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thìquyền, nghĩa vụ của Văn phòng công chứng do Văn phòng công chứng được hợp nhấthoặc Văn phòng công chứng nhận sáp nhập tiếp tục thực hiện.

Vănphòng công chứng có nghĩa vụ đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đãđăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về thời điểm dự kiến chấm dứt hoạtđộng.

Sở Tư phápcó trách nhiệm thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, báo cáoỦyban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định cho phép thành lập và thông báobằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng với các cơquan quy định tại Điều 25 của Luật này.

3. Trongtrường hợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm bkhoản 1 Điều này thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết địnhthu hồi quyết định cho phép thành lập, Sở Tư pháp có trách nhiệm thu hồi giấyđăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, thông báo bằng văn bản với các cơquan quy định tại Điều 25 của Luật này, đồng thời đăng báo trung ương hoặc báođịa phương nơi Văn phòng công chứng đã đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếpvề việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng đó.

Trongthời hạn 60 ngày kể từ ngày bị thu hồi quyết định cho phép thành lập, Văn phòngcông chứng có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợkhác, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với công chứng viên, nhânviên của tổ chức mình; đối với yêu cầu công chứng đã tiếp nhận mà chưa côngchứng thì phải trả lại hồ sơ yêu cầu công chứng cho người yêu cầu công chứng.Hết thời hạn này mà Văn phòng công chứng chưa hoàn thành xong các nghĩa vụ về tàisản hoặc trườnghợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động do bị thu hồi quyết định chophép thành lập vì toàn bộ công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứngchết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì tài sản của Văn phòng công chứng,của công chứng viên hợp danh được sử dụng để thanh toán các khoản nợ của Vănphòng công chứng theo quy định của pháp luật về dân sự.

Điều 32. Quyền của tổ chức hành nghề công chứng

1. Kýhợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a vàđiểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.

2. Thuphí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.

3. Cungcấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nướcđể đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.

4. Đượckhai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62của Luật này.

5. Cácquyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác cóliên quan.

Điều 33. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng

1. Quảnlý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật vàquy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

2. Chấphành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.

3. Thựchiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.

4. Niêmyết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng,phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.

5. Muabảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chứcmình theo quy định tại Điều 37 của Luật này và bồi thường thiệt hại theo quyđịnh tại Điều 38 của Luật này.

6. Tiếpnhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứngtrong quá trình tập sự tại tổ chức mình.

7. Tạođiều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụcông chứng hằng năm.

8. Thựchiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra,thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đãcông chứng.

9. Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.

10. Chiasẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và cácthông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quanđến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện côngchứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.

11. Cácnghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật kháccó liên quan.

Chương IV

HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG

Điều 34. Hình thức hành nghề của công chứng viên

1. Cáchình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:

a) Côngchứng viên của các Phòng công chứng;

b) Côngchứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;

c) Côngchứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng.

2. Việctuyển dụng, quản lý, sử dụng công chứng viên quy định tại điểm a khoản 1 Điềunày được thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức.

Việc kývà thực hiện hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm c khoản 1Điều này được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về lao động.

Điều 35. Đăng ký hành nghề

1. Tổchức hành nghề công chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của tổ chứcmình tại Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động.

Vănphòng công chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình khi thực hiệnđăng ký hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng côngchứng quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Luật này.

Phòngcông chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình sau khi có quyết địnhthành lập Phòng công chứng hoặc khi bổ sung công chứng viên.

2. Sở Tưpháp thực hiện đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viêncủa tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng vănbản và nêu rõ lý do cho tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên.

3. Khicông chứng viên không còn làm việc tại tổ chức hành nghề côngchứng thì tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm thông báo cho Sở Tư phápđể xóa đăng ký hành nghề của công chứng viên. Công chứng viên không được ký vănbản công chứng kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh hoặc chấm dứt hợpđồng làm việc, hợp đồng lao động tại tổ chức hành nghề công chứng.

Điều 36. Thẻ công chứng viên

1. Thẻcông chứng viên là căn cứ chứng minh tư cách hành nghề công chứng của côngchứng viên. Công chứng viên phải mang theo Thẻ công chứng viên khi hành nghềcông chứng.

2. Côngchứng viên được cấp lại Thẻ công chứng viên trong trường hợp Thẻ đã được cấp bịmất, bị hỏng.

Thẻ côngchứng viên bị thu hồi trong trường hợp công chứng viên bị miễn nhiệm hoặcbị xóa đăng ký hành nghề.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu Thẻ công chứngviên, thủ tục đăng ký hành nghề, cấp, cấp lại và thu hồi Thẻ công chứng viên.

Điều 37. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

1. Bảohiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắtbuộc. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải đượcduy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.

2. Tổchức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp chocông chứng viên hành nghề tại tổ chức mình.

Chậmnhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày mua bảo hiểm hoặc kể từ ngày thay đổi, giahạn hợp đồng bảo hiểm, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm thông báo vàgửi bản sao hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểmtrách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cho Sở Tư pháp.

3. Chínhphủ quy định chi tiết điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểmtối thiểu đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên.

Điều 38. Bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng

1. Tổchức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu côngchứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc ngườiphiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.

2. Côngchứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phảihoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoảntiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợpkhông hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giảiquyết.

Điều 39. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên

1. Tổchức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên là tổ chức tự quản được thành lậpở cấp trung ương và cấp tỉnh để đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củacác công chứng viên; ban hành quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; giám sátviệc tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng, quy tắc đạo đức hành nghềcông chứng; tham gia cùng cơ quan nhà nước trong việc tổ chức đào tạo, bồidưỡng, tập sự hành nghề công chứng; tham gia ý kiến với cơ quan có thẩm quyềntrong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên, thành lập, hợp nhất, sáp nhập,chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực hiệncác nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động công chứng theo quy định của Chínhphủ.

2. Chínhphủ quy định chi tiết về việc thành lập, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạncủa tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên.

Chương V

THỦ TỤC CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG,GIAO DỊCH, BẢN DỊCH

Mục 1. THỦ TỤC CHUNG VỀ CÔNG CHỨNG

Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạnthảo sẵn

1. Hồ sơyêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Phiếuyêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu côngchứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hànhnghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểmtiếp nhận hồ sơ;

b) Dựthảo hợp đồng, giao dịch;

c) Bảnsao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

d) Bảnsao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thếđược pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng kýquyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đếntài sản đó;

đ) Bảnsao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quyđịnh phải có.

2. Bảnsao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nộidung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

3. Côngchứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trườnghợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luậtthì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

4. Côngchứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủtục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng,giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ vàlợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợpđồng, giao dịch.

5. Trongtrườnghợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ,việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghingờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợpđồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị ngườiyêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, côngchứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõđược thì có quyền từ chối công chứng.

6. Côngchứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợpđồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượngcủa hợpđồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì côngchứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trườnghợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyềntừ chối công chứng.

7. Ngườiyêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứngviên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu côngchứng.

8. Ngườiyêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợpđồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Côngchứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấytờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vàotừng trang của hợp đồng, giao dịch.

Điều 41. Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viênsoạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng

1. Ngườiyêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểma, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này và nêu nội dung, ý địnhgiao kết hợpđồng, giao dịch.

2. Côngchứng viên thực hiện các việc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luậtnày.

Trườnghợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạmpháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng,giao dịch.

3. Ngườiyêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọccho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ýtoàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang củahợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuấttrình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếutrước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất độngsản

Côngchứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giaodịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổchức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, vănbản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việcthực hiện các quyền đối với bất động sản.

Điều 43. Thời hạn công chứng

1. Thờihạn công chứng được xác định kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đếnngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quanđến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuậnphân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản không tínhvào thời hạn công chứng.

2. Thờihạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nộidung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10ngày làm việc.

Điều 44. Địa điểm công chứng

1. Việccông chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừcác trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Việccông chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề côngchứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đilại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lýdo chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Điều 45. Chữ viết trong văn bản công chứng

1. Chữviết trong văn bản công chứng phải rõ ràng, dễ đọc, không được viết tắt hoặcviết bằng ký hiệu, không được viết xen dòng, viết đè dòng, không được tẩy xoá,không được để trống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Thờiđiểm công chứng phải được ghi cả ngày, tháng, năm; có thể ghi giờ, phút nếungười yêu cầu công chứng đề nghị hoặc công chứng viên thấy cần thiết. Các consố phải được ghi cả bằng số và chữ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 46. Lời chứng của công chứng viên

1. Lờichứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghi rõ thời điểm,địa điểm công chứng, họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng;chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lựchành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm phápluật, không trái đạo đức xã hội, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giaodịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch;trách nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng; có chữ ký của công chứngviên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

2. Bộtrưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên đối vớihợp đồng, giao dịch.

Điều 47. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiêndịch

1. Ngườiyêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.

Trườnghợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thựchiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyềncủa tổ chức đó.

Ngườiyêu cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc côngchứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờđó.

2.Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được,không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quyđịnh thì việc công chứng phải có người làm chứng.

Ngườilàm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầyđủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.

Ngườilàm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng khôngmời được thì công chứng viên chỉ định.

3.Trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải cóngười phiên dịch.

Ngườiphiên dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầyđủ, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng.

Ngườiphiên dịch do người yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước phápluật về việc phiên dịch của mình.

Điều 48. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng

1. Ngườiyêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng,giao dịch trước mặt công chứng viên.

Trongtrường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng,doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thìngười đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ kýcủa họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.

2. Việcđiểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, ngườilàm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khiđiểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụngngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằngngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉbằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.

3. Việcđiểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sauđây:

a) Côngchứng di chúc;

b) Theođề nghị của người yêu cầu công chứng;

c) Côngchứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.

Điều 49. Việc ghi trang, tờ trong văn bản công chứng

Văn bảncông chứng có từ hai trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự. Vănbản công chứng có từ hai tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ.

Điều 50. Sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng

1. Lỗikỹ thuật là lỗi do sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn trong văn bảncông chứng mà việc sửa lỗi đó không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ củangười tham gia hợp đồng, giao dịch.

2. Việcsửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghềcông chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề côngchứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyểnnhượng hoặc giải thể thì tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ côngchứng thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật.

3. Côngchứng viên thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗicần sửa với các giấy tờ trong hồ sơ công chứng, gạch chân chỗ cần sửa, sau đóghi chữ, dấu hoặc con số đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình vàđóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Công chứng viên có trách nhiệm thôngbáo việc sửa lỗi kỹ thuật đó cho người tham gia hợp đồng, giao dịch.

Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợpđồng, giao dịch

1. Việccông chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được côngchứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cảnhững người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.

2. Việccông chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được côngchứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc côngchứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hànhnghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi,chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề côngchứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợpđồng, giao dịch.

3. Thủtục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đãđược công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giaodịch quy định tại Chương này.

Điều 52. Người có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản côngchứng vô hiệu

Côngchứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, ngườicó quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đềnghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việccông chứng có vi phạm pháp luật.

Mục 2. THỦ TỤC CÔNG CHỨNG MỘT SỐ HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH, CÔNGCHỨNG BẢN DỊCH, NHẬN LƯU GIỮ DI CHÚC

Điều 53. Phạm vi áp dụng

Thủ tụccông chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, hợp đồng ủy quyền, di chúc,văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chốinhận di sản được thực hiện theo quy định của Mục này và các quy định của Mục 1Chương này mà không trái với quy định của Mục này.

Điều 54. Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản

1. Việccông chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hànhnghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bấtđộng sản.

2.Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụvà hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảođảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thếchấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã côngchứng hợp đồng thế chấp lần đầu. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đãthực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặcgiải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồsơ công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó.

Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền

1. Khicông chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm trakỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý củaviệc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

2. Trongtrường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chứchành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơihọ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hànhnghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyềnnày, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Điều 56. Công chứng di chúc

1. Ngườilập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho ngườikhác yêu cầu công chứng di chúc.

2.Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắcbệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căncứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thìcông chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõđược thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.

Trườnghợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng khôngphải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này nhưngphải ghi rõ trong văn bản công chứng.

3. Dichúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung,thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ côngchứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó.Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề côngchứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứngđang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.

Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

1. Nhữngngười thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác địnhrõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng vănbản thỏa thuận phân chia di sản.

Trongvăn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng chotoàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

2.Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phảiđăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứngminh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trườnghợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờchứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quyđịnh của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơyêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

3. Côngchứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyềnsử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng làngười được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lạidi sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứnghoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xácminh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chứchành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bảnthỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

4. Vănbản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ đểcơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sởhữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Điều 58. Công chứng văn bản khai nhận di sản

1. Ngườiduy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng disản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầucông chứng văn bản khai nhận di sản.

2. Việccông chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 vàkhoản 3 Điều 57 của Luật này.

3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lýcông chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.

Điều 59. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản

Ngườithừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu côngchứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bảnsao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quanhệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừakế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.

Điều 60. Nhận lưu giữ di chúc

1. Ngườilập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúccủa mình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúctrước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập dichúc.

2. Đốivới di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổchức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trướckhi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hànhnghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổchức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuậnhoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lạicho người lập di chúc.

3. Việccông bố di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theoquy định của pháp luật về dân sự.

Điều 61. Công chứng bản dịch

1. Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nướcngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do ngườiphiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộngtác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thôngthạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối vớitổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịchdo mình thực hiện.

2. Côngchứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao chongười phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịchphải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng vàký vào từng trang của bản dịch.

Từngtrang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trênbên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóngdấu giáp lai.

3. Lờichứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm côngchứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên ngườiphiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiêndịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, khôngtrái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hànhnghề công chứng.

4. Côngchứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:

a) Côngchứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợplệ; bản chính giả;

b) Giấytờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hưhỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;

c) Giấytờ, vănbản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biếntheo quy định của pháp luật.

5. Bộtrưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên đối vớibản dịch.

Chương VI

CƠ SỞ DỮ LIỆU CÔNG CHỨNG VÀLƯU TRỮ HỒ SƠ CÔNG CHỨNG

Điều 62. Cơ sở dữ liệu công chứng

1. Cơ sởdữ liệu công chứng bao gồm các thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giaodịch của tài sản và các thông tin về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối vớitài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.

2. Ủyban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng củađịa phương và ban hành quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng.

3. Bộ Tưpháp chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và các bộ,ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng và quản lý, khai thác cơ sởdữ liệu công chứng tại các địa phương.

Điều 63. Hồ sơ công chứng

1. Hồ sơcông chứng bao gồm phiếu yêu cầu công chứng, bản chính văn bản công chứng, bảnsao các giấy tờ mà người yêu cầu công chứng đã nộp, các giấy tờ xác minh, giámđịnh và giấy tờ liên quan khác.

2. Hồ sơ công chứng phải được đánh số theo thứ tự thời gianphù hợp với việc ghi trong sổ công chứng.

Điều 64. Chế độ lưu trữ hồ sơ công chứng

1. Tổchức hành nghề công chứng phải bảo quản chặt chẽ, thực hiện biện pháp an toànđối với hồ sơ công chứng.

2. Bảnchính văn bản công chứng và các giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng phải đượclưu trữ ít nhất là 20 năm tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; trườnghợp lưu trữ ngoài trụ sở thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tưpháp.

3. Trongtrường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có yêu cầu bằng vănbản về việc cung cấp hồ sơ công chứng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra,thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã côngchứng thì tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm cung cấp bản sao văn bảncông chứng và các giấy tờ khác có liên quan. Việc đối chiếu bản sao văn bảncông chứng với bản chính chỉ được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứngnơi đang lưu trữ hồ sơ công chứng.

4. Việckê biên, khám xét trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng phải thực hiện theoquy định của pháp luật và có sự chứng kiến của đại diện Sở Tư pháp hoặc đạidiện tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên tại địa phương.

5.Trường hợp Phòng công chứng được chuyển đổi thành Văn phòng công chứngthì hồ sơ công chứng do Văn phòng công chứng được chuyển đổi quản lý.

Trường hợp Phòng công chứng bị giải thể thì hồ sơ công chứngphải được chuyển cho một Phòng công chứng khác hoặc một Văn phòng công chứng doSở Tư pháp chỉ định.

Trường hợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động thì Vănphòng công chứng đó phải thỏa thuận với một Văn phòng công chứng khác về việctiếp nhận hồ sơ công chứng; nếu không thỏa thuận được hoặc Văn phòng công chứngchấm dứt hoạt động do toàn bộ công chứng viên hợp danh chết hoặc bị Tòa ántuyên bố là đã chết thì Sở Tư pháp chỉ định một Phòng công chứng hoặc một Vănphòng công chứng khác tiếp nhận hồ sơ công chứng.

Điều 65. Cấp bản sao văn bản công chứng

1. Việccấp bản sao văn bản công chứng được thực hiện trong các trường hợp sauđây:

a) Theoyêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp được quy định tại khoản3 Điều 64 của Luật này;

b) Theoyêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, người có quyền, nghĩa vụ liênquan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.

2. Việccấp bản sao văn bản công chứng do tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ bảnchính vănbản công chứng đó thực hiện.

Chương VII

PHÍ CÔNG CHỨNG, THÙ LAO CÔNGCHỨNG VÀ CHI PHÍ KHÁC

Điều 66. Phí công chứng

1. Phícông chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ dichúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng.

Ngườiyêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản saovăn bản công chứng phải nộp phí công chứng.

2. Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí côngchứng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 67. Thù lao công chứng

1. Ngườiyêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứngthực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ,văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.

2. Ủyban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đốivới các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. Tổ chức hành nghề côngchứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không vượt quá mức trần thùlao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yếtcông khai các mức thù lao tại trụ sở của mình. Tổ chức hành nghề công chứng thuthù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theoquy định của pháp luật.

3. Tổchức hành nghề công chứng có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu côngchứng về thù lao công chứng.

Điều 68. Chi phí khác

1.Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặcthực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì ngườiyêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó.

Mức chiphí do ngườiyêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thỏa thuận. Tổchức hành nghề công chứng không được thu chi phí cao hơn mức chi phí đã thỏathuận.

2. Tổchức hành nghề công chứng phải niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và cótrách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thểđó.

Chương VIII

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNGCHỨNG

Điều 69. Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ,ngành có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về công chứng

1. Chínhphủ thống nhất quản lý nhà nước về công chứng.

2. Bộ Tưpháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiệnquản lý nhà nước về công chứng, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Banhành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm phápluật về công chứng;

b) Xâydựng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển nghề công chứng, trình Thủtướng Chính phủ ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề côngchứng trong cả nước;

c) Chủtrì, phốihợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, triển khai, quản lý việcthực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng trong cảnước;

d) Tuyêntruyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề côngchứng;

đ) Bổnhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên;

e) Phêduyệt Điều lệ của tổ chức xã hội – nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viênsau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổinhững văn bản, quy định của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viêntrái với quy định của Hiến pháp, Luật này và các văn bản quy phạm pháp luậtkhác có liên quan;

g) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại,tố cáo về hoạt động công chứng theo thẩm quyền;

h) Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động côngchứng;

i) Quảnlý và thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động công chứng;

k) Cácnhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và các vănbản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

3. BộNgoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn,kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ởnước ngoài, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho viên chức lãnh sự, viênchức ngoại giao được giao thực hiện công chứng; định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tưpháp về hoạt động công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tổnghợp báo cáo Chính phủ.

4. Bộ,cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phốihợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng.

Điều 70. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dâncấp tỉnh và các Sở Tư pháp trong công tác quản lý nhà nước về công chứng

1. Ủyban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước về công chứng tạiđịa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổchức thi hành, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách pháttriển nghề công chứng;

b) Thựchiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn phù hợpvới Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt;

c) Quyếtđịnh thành lập Phòng công chứng, bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việccho các Phòng công chứng; quyết định việc giải thể hoặc chuyển đổi Phòng côngchứng theo quy định của Luật này;

d) Banhành tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng; quyếtđịnh cho phép thành lập, thay đổi và thu hồi quyết định cho phép thành lập Vănphòng công chứng, cho phép chuyển nhượng, hợp nhất, sáp nhập Văn phòng côngchứng;

đ) Banhành mức trần thù lao công chứng tại địa phương;

e)Kiểmtra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứngtheo thẩm quyền; phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác kiểmtra, thanh tra về công chứng;

g) Báocáo Bộ Tư pháp về việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; chophép thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng trên địabàn. Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động công chứng tại địa phươngđể tổng hợp báo cáo Chính phủ;

h) Cácnhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạmpháp luật khác có liên quan.

2. Sở Tưpháp chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhànước về công chứng tại địa phương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy địnhtại Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Chương IX

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾTTRANH CHẤP

Điều 71. Xử lý vi phạm đối với công chứng viên

Côngchứng viên vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mứcđộ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định củapháp luật.

Điều 72. Xử lý vi phạm đối với tổ chức hành nghềcông chứng

Tổ chứchành nghề công chứng vi phạm quy định của Luật này thì bị xử phạt vi phạm hànhchính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 73. Xử lý vi phạm đối với người có hành vi xâmphạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên, tổ chức hành nghềcông chứng

Người cóchức vụ, quyền hạn mà có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợppháp của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng hoặc cản trở côngchứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện quyền, nghĩa vụ thì tùytheo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 74. Xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chứchành nghề công chứng bất hợp pháp

1. Cánhân không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bấtkỳ hình thức nào thì phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử phạt vi phạm hànhchính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồithường theo quy định của pháp luật.

2. Tổchức không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bấtkỳ hình thức nào thì phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử phạt vi phạm hànhchính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 75. Xử lý vi phạm đối với người yêu cầu côngchứng

Ngườiyêu cầu công chứng có hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụnggiấy tờ, vănbản giả mạo, sửa chữa, tẩy xóa giấy tờ, văn bản trái pháp luật hoặc có hành vigian dối khác khi yêu cầu công chứng thì tùy theo tính chất, mứcđộ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hìnhsự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 76. Giải quyết tranh chấp

Trong trườnghợp giữa người yêu cầu công chứng và công chứng viên, tổ chứchành nghề công chứng có tranh chấp liên quan đến hoạt động hành nghề công chứngthì các bên có quyền khởi kiện vụ việc ra Tòa án để giải quyết tranh chấp đó.

Chương X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 77. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữký trong giấy tờ, văn bản của công chứng viên

1. Côngchứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấytờ, văn bản.

2. Việcchứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản đượcthực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.

Điều 78. Việc công chứng của cơ quan đại diện nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài

1. Cơquan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận disản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luậtnày và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi,chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại ViệtNam.

2. Viênchức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng phải có bằngcử nhân luật hoặc được bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng.

3. Viênchức lãnh sự, viên chức ngoại giao thực hiện công chứng theo thủ tục quy địnhtại Chương V của Luật này, có quyền quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 vànghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều 17 của Luật này.

Điều 79. Điều khoản chuyển tiếp

1. Trongthời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Văn phòng côngchứng do một công chứng viên thành lập theo quy định của Luật công chứng số82/2006/QH11 phải chuyển đổi thành Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạtđộng theo quy định tại Điều 22 của Luật này. Văn phòng công chứng do một côngchứng viên thành lập không thực hiện xong việc chuyển đổi trong thời hạn nàythì Ủyban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định cho phép thành lập, Sở Tư phápthu hồi giấy đăng ký hoạt động công chứng.

Bộ Tư pháp hướng dẫn thủ tục chuyển đổi Văn phòng công chứng quyđịnh tại khoản này.

2. Vănphòng công chứng được thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành đượcgiữ nguyên tên gọi đã đăng ký. Trường hợp Văn phòng công chứng thay đổi mộttrong các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này kể từ ngày Luậtnày có hiệu lực thi hành thì phải đăng ký lại hoạt động; trường hợp thay đổimột trong các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này thì phải thayđổi tên gọi của Văn phòng công chứng phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 22của Luật này.

3. Tổchức hành nghề công chứng được thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực thihành có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên theoquy định tại Điều 37 của Luật này trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Luật cóhiệu lực thi hành.

4. Quytắc đạo đức hành nghề công chứng được ban hành kèm theo Thông tư số11/2012/TT-BTP ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tư pháp tiếp tục được thực hiệncho đến khi tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên quy định tại Điều39 của Luật này ban hành mới Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

Điều 80. Hiệu lực thi hành

Luật nàycó hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Luậtcông chứng số 82/2006/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thihành.

Điều 81. Quy định chi tiết

Chínhphủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Luậtnày đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họpthứ 7 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2014.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Sinh Hùng

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Luật công chứng năm 2014
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề