Luật Đường sắt 2005

Posted on Luật 278 lượt xem

QUỐC HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do -Hạnh phúc

Số: 35/2005/QH11

Hà Nội ,ngày 14 tháng 6 năm 2005

LUẬT

ĐƯỜNG SẮT CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM SỐ 35/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005

Căn cứ vào Hiến pháp nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghịquyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ10;
Luật này quy định về hoạt động đường sắt.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quy hoạch,đầu tư, xây dựng, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; phương tiện giao thôngđường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt độngđường sắt; quy tắc, tín hiệu giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngđường sắt; kinh doanh đường sắt.

Điều 2.Đối tượng áp dụng

1. Luật này áp dụng đối với tổchức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động đường sắttrên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Trường hợp điều ước quốc tếmà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quyđịnh của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3.Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

1. Bao gửi là hàng hoá được gửitheo bất kỳ chuyến tàu khách nào mà người gửi không đi cùng chuyến tàu đó.

2. Cầu chung là cầu có mặt cầudùng chung cho cả phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thôngđường bộ.

3. Chạy tàu là hoạt động để điềukhiển sự di chuyển của phương tiện giao thông đường sắt.

4. Chứng vật chạy tàu là bằngchứng cho phép phương tiện giao thông đường sắt được chạy vào khu gian. Chứngvật chạy tàu được thể hiện bằng tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh, thẻ đường,giấy phép, phiếu đường.

5. Công lệnh tải trọng là quyđịnh về tải trọng tối đa cho phép trên một trục và tải trọng rải đều tối đa chophép theo chiều dài của phương tiện giao thông đường sắt được quy định trêntừng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.

6. Công lệnh tốc độ là quy địnhvề tốc độ tối đa cho phép phương tiện giao thông đường sắt chạy trên từng cầu,đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.

7. Công trình đường sắt là côngtrình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt, bao gồm đường, cầu, cống,hầm, kè, tường chắn, ga, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệthống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.

8. Đườngngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, được Bộ Giao thông vậntải cho phép xây dựng và khai thác.

9. Ga đường sắt là nơi để phươngtiện giao thông đường sắt dừng, tránh, vượt, xếp, dỡ hàng hoá, đón trả khách,thực hiện tác nghiệp kỹ thuật và các dịch vụ khác. Ga đường sắt có nhà ga,quảng trường, kho, bãi hàng, ke ga, tường rào, khu dịch vụ, trang thiết bị cầnthiết và các công trình đường sắt khác.

10. Hàng siêu trọng là hàngkhông thể tháo rời, có tải trọng vượt quá tải trọng cho phép của toa xe, tuyếnđường.

11. Hàng siêu trường là hàngkhông thể tháo rời, có kích thước vượt quá khổ giới hạn đầu máy, toa xe của khổđường tương ứng.

12. Hoạt động đường sắt là hoạtđộng của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển, kinhdoanh đường sắt, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt và nhữnghoạt động khác có liên quan.

13. Ke ga là công trình đườngsắt trong ga đường sắt để phục vụ hành khách lên, xuống tàu, xếp, dỡ hàng hóa.

14. Kết cấu hạ tầng đường sắt làcông trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàngiao thông đường sắt.

15 Khổ đường sắt là khoảng cáchngắn nhất giữa hai má trong của đường ray.

16. Khu đoạn là tập hợp một sốkhu gian và ga đường sắt kế tiếp nhau phù hợp với tác nghiệp chạy tàu.

17. Khu gian là đoạn đường sắtnối hai ga liền kề, được tính từ cột tín hiệu vào ga của ga phía bên này đếncột tín hiệu vào ga gần nhất của ga phía bên kia.

18. Nút giao cùng mức là nơi cóhai hoặc nhiều tuyến đường giao nhau trên cùng một mặt bằng.

19. Nút giao khác mức là nơi cóhai hoặc nhiều tuyến đường giao nhau nằm ở cao độ khác nhau.

20. Phương tiện giao thông đườngsắt là đầu máy, toa xe, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng di chuyển trênđường sắt.

21. Sản phẩm, dịch vụ công íchđường sắt là sản phẩm, dịch vụ cần thiết phục vụ cho hoạt động giao thông vậntải đường sắt mà việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khócó khả năng bù đắp chi phí.

22. Tàu là phương tiện giaothông đường sắt được lập bởi đầu máy và toa xe hoặc đầu máy chạy đơn, toa xeđộng lực, phương tiện động lực chuyên dùng di chuyển trên đường sắt.

23. Tuyến đường sắt là một khuđoạn hoặc nhiều khu đoạn liên tiếp tính từ ga đường sắt đầu tiên đến ga đườngsắt cuối cùng.

Điều 4.Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt

1. Bảo đảm hoạt động giao thôngvận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác và hiệu quả; góp phầnphát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

2. Phát triển đường sắt theo quyhoạch, kế hoạch, hiện đại và đồng bộ; gắn kết loại hình giao thông vận tảiđường sắt với các loại hình giao thông vận tải khác.

3. Điều hành thống nhất, tậptrung hoạt động giao thông vận tải đường sắt.

4. Phân định rõ giữa quản lý nhànước của cơ quan nhà nước với quản lý kinh doanh của doanh nghiệp; giữa kinhdoanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư.

Điều 5.Chính sách phát triển đường sắt

1. Nhà nước tập trung đầu tưphát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị theo hướng hiệnđại.

2. Nhà nước khuyến khích tổchức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng đườngsắt và vận tải đường sắt; tham gia đấu thầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công íchđường sắt.

3. Nhà nước bảo đảm môi trườngcạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử; bảo hộ quyền, lợi ích hợp phápcủa tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanhđường sắt.

4. Nhà nước khuyến khích việcnghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và đào tạo nguồn nhân lực đểphát triển đường sắt hiện đại.

Điều 6.Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt

1. Quy hoạch tổng thể phát triểnđường sắt là cơ sở để lập quy hoạch chi tiết chuyên ngành và định hướng đầu tư,xây dựng, phát triển đồng bộ, hợp lý, thống nhất mạng lưới giao thông vận tảiđường sắt trong phạm vi cả nước, tạo điều kiện khai thác tiềm năng hiện có vàphát triển năng lực của ngành đường sắt.

2. Quy hoạch tổng thể phát triểnđường sắt được lập trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; đáp ứngyêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch tổng thểphát triển các loại hình giao thông vận tải khác.

3. Quy hoạch tổng thể phát triểnđường sắt bao gồm các nội dung về phát triển kết cấu hạ tầng, phương tiện giaothông, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, công nghiệp và mạng lướidịch vụ hỗ trợ trong lĩnh vực đường sắt.

4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vậntải tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt.

Điều 7.Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt của Chính phủ, bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lýnhà nước về hoạt động đường sắt.

2. Bộ Giaothông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước vềhoạt động đường sắt.

3. Bộ Côngan chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh)và bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ trật tự, antoàn xã hội trong hoạt động đường sắt; tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý viphạm pháp luật về đường sắt đối với người, phương tiện tham gia giao thông vậntải đường sắt theo quy định của pháp luật; thống kê, cung cấp dữ liệu về tainạn giao thông đường sắt.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trườngchủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong quản lý khai thác tài nguyênthuộc phạm vi đất dành cho đường sắt, vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trìnhđường sắt có ảnh hưởng đến an toàn của công trình đường sắt, an toàn giao thôngvận tải đường sắt.

5. Bộ Công nghiệp có trách nhiệmbảo đảm ưu tiên nguồn điện ổn định cho đường sắt điện khí hóa và hệ thống thôngtin, tín hiệu đường sắt.

6. Bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước vềhoạt động đường sắt.

Điều 8.Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt của ủy ban nhân dân cấptỉnh

1. Tổ chức, chỉ đạo thực hiệnpháp luật về đường sắt; các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; bảo vệhành lang an toàn giao thông đường sắt; tổ chức cứu nạn, giải quyết hậu quả tainạn giao thông đường sắt xảy ra tại địa phương.

2. Lập và tổ chức thực hiện quyhoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị của địa phương.

3. Bảo đảm trật tự, an toàn giaothông vận tải đường sắt; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đường sắt tại địaphương.

Điều 9.Thanh tra đường sắt

1. Thanh tra đường sắt thuộcthanh tra Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành vềhoạt động đường sắt.

2. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụvà quyền hạn của thanh tra đường sắt thực hiện theo quy định của pháp luật vềthanh tra.

Điều 10.Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đường sắt

1. Cơ quan, đơn vị đường sắt cótrách nhiệm tổ chức, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đường sắtcho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên thuộc phạm vi quản lý của mình;phối hợp với chính quyền địa phương các cấp nơi có đường sắt đi qua tuyêntruyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật về đường sắt.

2. Chính quyền địa phương cáccấp có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về đường sắtcho nhân dân tại địa phương.

3. Cơ quan thông tin, tuyêntruyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đường sắtthường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.

4. Cơ quan quản lý nhà nước vềgiáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc giáo dục pháp luật về đường sắttrong các cơ sở giáo dục.

5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác tổ chức thành viên có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chínhquyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về đườngsắt.

Điều 11.Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt

1. Khi xảy ra tai nạn giao thôngđường sắt, lái tàu hoặc nhân viên đường sắt khác trên tàu phải thực hiện cácthao tác dừng tàu khẩn cấp. Trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức nhân viên đườngsắt trên tàu và những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn cứu giúp người bịnạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của người bị nạn, đồng thời phải báo ngaycho tổ chức điều hành giao thông đường sắt, cơ quan công an, Uỷ ban nhân dânnơi gần nhất và thực hiện những công việc sau đây:

a) Trường hợp tàu, đường sắt bịhư hỏng phải lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cung cấp thông tin liên quanđến vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Trường hợp tàu, đường sắtkhông bị hư hỏng phải tiếp tục cho tàu chạy sau khi đã lập biên bản báo cáo vềvụ tai nạn và cử người thay mình ở lại làm việc với cơ quan nhà nước có thẩmquyền.

2. Người điều khiển phương tiệngiao thông khác khi đi qua nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có tráchnhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu, trừ trường hợp đang làm nhiệm vụ khẩn cấp.

3. Cơ quan công an và tổ chức,cá nhân có liên quan khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt cótrách nhiệm đến ngay hiện trường để giải quyết.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp nơixảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm phối hợp với cơ quan côngan, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản củaNhà nước và của người bị nạn. Trường hợp có người chết không rõ tung tích,không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì Uỷ ban nhândân nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm tổ chức chôn cất.

5. Mọi tổ chức, cá nhân khôngđược gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt và hoạt động giao thông vận tảiđường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.

Điều 12.Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt

1. Phá hoại công trình đườngsắt, phương tiện giao thông đường sắt.

2. Lấn chiếm hành lang an toàngiao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.

3. Tự ý mở đường ngang, xây dựngcầu vượt, hầm chui, cống hoặc các công trình khác qua đường sắt.

4. Tự ý di chuyển hoặc làm sailệch các công trình, thiết bị báo hiệu, biển báo hiệu cố định trên đường sắt.

5. Treo, phơi, đặt vật làm chelấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.

6. Ngăn cản việc chạy tàu, tùytiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiệncó sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt.

7. Vượt rào, chắn đường ngang,vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng, vượt rào ngăn giữa đường sắt vớikhu vực xung quanh.

8. Để vật chướng ngại, đổ chấtđộc hại, chất phế thải lên đường sắt; chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vibảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.

9. Chăn thả súc vật, họp chợtrên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thôngđường sắt.

10. Đi, đứng, nằm, ngồi trên nóctoa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe,đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay,chân và các vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viênđường sắt, công an đang thi hành nhiệm vụ.

11. Đi, đứng, nằm, ngồi trênđường sắt, trừ nhân viên đường sắt đang tuần đường hoặc đang sửa chữa, bảo trìđường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.

12. Ném đất, đá hoặc các vậtkhác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.

13. Mang hàng cấm lưu thông,động vật có dịch bệnh, mang trái phép các chất phóng xạ, chất dễ cháy, chất dễnổ, động vật hoang dã vào ga, lên tàu.

14. Vận chuyển hàng cấm lưuthông, động vật có dịch bệnh; vận chuyển trái phép động vật hoang dã.

15. Làm, sử dụng vé giả; bán vétrái quy định nhằm mục đích thu lợi bất chính.

16. Đưa phương tiện, thiết bị khôngbảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc phương tiện, thiết bị không có giấychứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận đăng kiểm vào hoạt động trên đường sắt.

17. Điều khiển tàu chạy quá tốcđộ quy định.

18. Nhân viên đường sắt trựctiếp phục vụ chạy tàu trong khi làm nhiệm vụ có nồng độ cồn vượt quá 80miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1 lít khí thở.

19. Lợi dụng chức vụ, quyền hạnđể sách nhiễu, gây phiền hà; thực hiện hoặc dung túng hành vi vi phạm pháp luậttrong khi thi hành nhiệm vụ.

20. Các hành vi khác bị nghiêmcấm theo quy định của pháp luật về đường sắt.

CHƯƠNG II

KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT

MỤC 1

QUY HOẠCH, ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 13.Hệ thống đường sắt Việt Nam

1. Hệ thống đường sắt Việt Nambao gồm:

a) Đường sắt quốc gia phục vụnhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế;

b) Đường sắt đô thị phục vụ nhucầu đi lại hàng ngày của hành khách ở thành phố, vùng phụ cận;

c) Đường sắt chuyên dùng phục vụnhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vậntải công bố đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng nối vàođường sắt quốc gia; công bố việc đóng mở tuyến, đoạn tuyến đường sắt, khu đoạncủa đường sắt quốc gia.

3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh côngbố đường sắt đô thị do địa phương quản lý.

4. Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhcông bố đường sắt chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý không nối vào đường sắtquốc gia.

Điều 14.Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Quy hoạch phát triển kết cấuhạ tầng đường sắt quốc gia phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đườngsắt đã được phê duyệt; đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh của đấtnước; gắn kết với quy hoạch phát triển vùng, ngành kinh tế và quy hoạch pháttriển các loại hình giao thông vận tải khác. Quy hoạch phát triển kết cấu hạtầng đường sắt quốc gia được lập cho từng giai đoạn mười năm và có định hướngcho mười năm tiếp theo.

2. Quy hoạch phát triển kết cấuhạ tầng đường sắt đô thị phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đườngsắt đã được phê duyệt; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địaphương; gắn kết với quy hoạch phát triển các loại hình giao thông vận tải côngcộng khác. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị được lập chotừng giai đoạn mười năm và có định hướng cho mười năm tiếp theo.

3. Trong quy hoạch phát triểngiao thông vận tải của đô thị đặc biệt, đô thị loại I, cảng biển quốc gia, cảnghàng không quốc tế phải có nội dung phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.

Điều 15.Lập, phê duyệt và công bố quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vậntải tổ chức lập quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trìnhThủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết pháttriển kết cấu hạ tầng đường sắt từng vùng, khu đầu mối giao thông đường sắt phùhợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đã được phêduyệt.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổchức lập quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị trình Hội đồngnhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phêduyệt.

3. Cơ quan, người phê duyệt quyhoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điềunày có quyền điều chỉnh quy hoạch khi cần thiết.

4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vậntải, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch đã được phê duyệt; tổ chứctriển khai cắm mốc chỉ giới phạm vi đất dành cho đường sắt đã được quy hoạch.

Điều 16.Kinh phí cho công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Kinh phí để thực hiện việclập, thẩm định, công bố quy hoạch, cắm mốc chỉ giới phạm vi đất quy hoạch vàđiều chỉnh quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do ngân sáchtrung ương cấp.

2. Kinh phí để thực hiện việclập, thẩm định, công bố quy hoạch, cắm mốc chỉ giới phạm vi đất quy hoạch vàđiều chỉnh quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do ngân sáchđịa phương cấp.

3. Ngoài các nguồn kinh phí đượcquy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, kinh phí cho công tác quy hoạch pháttriển kết cấu hạ tầng đường sắt có thể được huy động từ các nguồn vốn khác theoquy định của pháp luật.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phốihợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng ban hành định mức chi để thực hiệnviệc lập, thẩm định, công bố quy hoạch, cắm mốc chỉ giới phạm vi đất quy hoạchvà điều chỉnh quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và đườngsắt đô thị.

Điều 17.Đất dành cho đường sắt

1. Đất dành cho đường sắt gồmđất để xây dựng công trình đường sắt, đất trong phạm vi bảo vệ công trình đườngsắt và đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.

2. Đất dành cho đường sắt phảiđược sử dụng đúng mục đích đã được phê duyệt và tuân thủ các quy định của phápluật về đất đai.

3. Uỷ ban nhân dân các cấp cótrách nhiệm sau đây:

a) Chủ trì, phối hợp với chủ đầutư trong việc giải phóng mặt bằng và tái định cư cho nhân dân;

b) Quản lý đất dành cho đườngsắt đã được quy hoạch.

4. Công trình xây dựng mới trongphạm vi đất dành cho đường sắt đã cắm mốc chỉ giới không được bồi thường khigiải phóng mặt bằng, trừ công trình được xây dựng theo quy định tại Điều 33 củaLuật này.

Điều 18.Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạtầng đường sắt là việc đầu tư xây dựng mới kết cấu hạ tầng đường sắt; đổi mớicông nghệ; nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng đường sắt hiện có; điện khí hóađường sắt; hiện đại hoá hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt.

2. Chủ đầu tư xây dựng kết cấuhạ tầng đường sắt phải thực hiện các quy định sau đây:

a) Tuân thủ quy hoạch, kế hoạchvà dự án đã được phê duyệt;

b) Bảo đảm tính đồng bộ theo cấpkỹ thuật đường sắt;

c) Bảo đảm cảnh quan, bảo vệ môitrường.

3. Chủ đầutư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị được hưởng cácưu đãi sau đây:

a) Được giao đất không thu tiềnsử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng tuyến đường sắt; được thuê đất với mứcưu đãi nhất đối với đất dùng để xây dựng các công trình khác của kết cấu hạtầng đường sắt;

b) Hỗ trợ toàn bộ kinh phí giảiphóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt để xây dựng tuyến đường;

c) Miễn, giảm thuế nhập khẩu vậttư, công nghệ, thiết bị kỹ thuật trong nước chưa sản xuất được theo quy địnhcủa pháp luật về thuế;

d) Các ưu đãi khác theo quy địnhcủa pháp luật.

4. Công trình đường sắt sau khixây dựng, nâng cấp, cải tạo phải được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu.

5. Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhtrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình công bố Danh mục dự án kêu gọi đầutư trong từng thời kỳ và Danh mục dự án đã được cấp giấy phép đầu tư.

Điều 19.Kết nối các tuyến đường sắt

1. Vị tríkết nối các tuyến đường sắt trong nước phải tại ga đường sắt. Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải quyết định việc kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyêndùng vào đường sắt quốc gia.

2. Chỉ đường sắt quốc gia mớiđược kết nối với đường sắt nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc kếtnối giữa đường sắt quốc gia với đường sắt nước ngoài.

Điều 20.Khổ đường sắt và tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt

1. Đường sắt quốc gia có khổđường là 1435 milimét, 1000 milimét. Đường sắt đô thị có khổ đường 1435 miliméthoặc đường sắt một ray tự động dẫn hướng. Đường sắt chuyên dùng không kết nốivào đường sắt quốc gia do tổ chức, cá nhân đầu tư quyết định khổ đường theo nhucầu sử dụng.

2. Đường sắt được phân thành cáccấp kỹ thuật. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cấp kỹ thuật và tiêuchuẩn cấp kỹ thuật đường sắt.

Điều 21.Ga đường sắt

1. Ga đường sắt bao gồm:

a) Ga hành khách là hệ thốngcông trình được xây dựng để đón, trả khách, thực hiện dịch vụ liên quan đến vậntải hành khách và tác nghiệp kỹ thuật; ga hành khách phải có công trình dànhriêng phục vụ hành khách là người khuyết tật;

b) Ga hàng hoá là hệ thống côngtrình được xây dựng để giao, nhận, xếp, dỡ, bảo quản hàng hoá, thực hiện dịchvụ khác liên quan đến vận tải hàng hoá và tác nghiệp kỹ thuật;

c) Ga kỹ thuật là hệ thống côngtrình được xây dựng để thực hiện tác nghiệp kỹ thuật đầu máy, toa xe phục vụcho việc chạy tàu;

d) Ga hỗn hợp là ga đồng thời cóchức năng của hai hoặc ba loại ga quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

2. Ga đường sắt phải có tên ga,không được đặt tên ga trùng nhau. Tại ga có nhiều đường tàu khách phải có bảngtên ke ga và bảng chỉ dẫn đến ke ga. Các đường tàu trong ga phải có số hiệuriêng và không được trùng số hiệu.

3. Ga đường sắt phải có hệ thốngthoát hiểm; hệ thống phòng cháy, chữa cháy với đầy đủ phương tiện, dụng cụ đểsẵn sàng cứu chữa khi cần thiết; hệ thống bảo đảm chiếu sáng, thông gió, vệsinh môi trường.

4. Bộtrưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy phạm kỹ thuật khai thác, tiêu chuẩnkỹ thuật ga đường sắt; quyết định và công bố việc đóng, mở ga đường sắt.

Điều 22.Công trình, thiết bị báo hiệu cố định trên đường sắt

1. Công trình, thiết bị báo hiệucố định trên đường sắt bao gồm:

a) Cột tín hiệu, đèn tín hiệu;

b) Biển hiệu, mốc hiệu;

c) Biển báo;

d) Rào, chắn;

đ) Cọc mốc chỉ giới;

e) Các báo hiệu khác.

2. Công trình, thiết bị báo hiệucố định trên đường sắt phải được xây dựng, lắp đặt đầy đủ phù hợp với cấp kỹthuật và loại đường sắt; kiểm tra định kỳ để công trình, thiết bị báo hiệuthường xuyên hoạt động tốt.

Điều 23.Đường sắt giao nhau với đường sắt hoặc với đường bộ

1. Đường sắt giao nhau với đườngsắt phải giao khác mức, trừ trường hợp đường sắt chuyên dùng giao nhau vớiđường sắt chuyên dùng.

2. Đường sắt giao nhau với đườngbộ phải xây dựng nút giao khác mức trong các trường hợp sau đây:

a) Đường sắt có tốc độ thiết kếtừ 160 kilômét/giờ trở lên giao nhau với đường bộ;

b) Đường sắt giao nhau với đườngbộ từ cấp III trở lên; đường sắt giao nhau với đường bộ đô thị;

c) Đường sắt đô thị giao nhauvới đường bộ, trừ đường xe điện bánh sắt.

3. Chủ đầu tư xây dựng đường sắtmới phải chịu trách nhiệm xây dựng nút giao khác mức theo quy định tại khoản 1và khoản 2 Điều này; chủ đầu tư xây dựng đường bộ mới phải chịu trách nhiệm xâydựng nút giao khác mức theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trườnghợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này khi chưa có đủ điều kiện tổ chứcgiao khác mức thì Uỷ ban nhân dân các cấp, chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, cánhân có nhu cầu giao thông qua đường sắt phải tuân theo những quy định sau đây:

a) Nơiđược phép xây dựng đường ngang phải thực hiện theo quy định của Bộ Giao thôngvận tải;

b) Nơi không được phép xây dựngđường ngang phải xây dựng đường gom nằm ngoài hành lang an toàn giao thôngđường sắt để dẫn tới đường ngang hoặc nút giao khác mức gần nhất.

Điều 24.Đường sắt và đường bộ chạy song song gần nhau

1. Trường hợp đường sắt, đườngbộ chạy song song gần nhau thì phải bảo đảm đường này nằm ngoài hành lang antoàn giao thông của đường kia; trường hợp địa hình không cho phép thì trên lềđường bộ phía giáp với đường sắt phải xây dựng công trình phòng hộ ngăn cách,trừ trường hợp đỉnh ray đường sắt cao hơn mặt đường bộ từ 3 mét trở lên.

2. Trường hợp đường sắt, đườngbộ chạy song song chồng lên nhau thì khoảng cách theo phương thẳng đứng từ điểmcao nhất của mặt đường bộ phía dưới hoặc đỉnh ray đường sắt phía dưới đến điểmthấp nhất của kết cấu đường phía trên phải bằng chiều cao bảo đảm an toàn giaothông của đường phía dưới.

MỤC 2

BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 25.Hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt

Hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầngđường sắt là hoạt động nhằm bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình đườngsắt; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn; phòng ngừa, ngăn chặnvà xử lý hành vi xâm phạm công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đườngsắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Điều 26.Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt

Phạm vi bảo vệ công trình đườngsắt bao gồm:

1. Phạm vi bảo vệ đường sắt;

2. Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;

3. Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt;

4. Phạm vi bảo vệ ga đường sắt;

5. Phạm vi bảo vệ công trìnhthông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện cho đường sắt;

6. Phạm vi bảo vệ phía dưới mặtđất của công trình đường sắt.

Điều 27.Phạm vi bảo vệ đường sắt

Phạm vi bảo vệ đường sắt bao gồmkhoảng không phía trên, dải đất hai bên và phía dưới mặt đất của đường sắt đượcquy định như sau:

1. Phạm vi bảo vệ trên không củađường sắt tính từ đỉnh ray trở lên theo phương thẳng đứng đối với đường khổ1000 milimét theo cấp kỹ thuật là 5,30 mét; đối với đường khổ 1435 milimét là6,55 mét. Khoảng cách giữa đường sắt với đường tải điện đi ngang qua phía trênđường sắt được thực hiện theo quy định của Luật điện lực;

2. Phạm vi dải đất bảo vệ haibên đường sắt được xác định như sau:

a) 7 mét tính từ mép ngoài củaray ngoài cùng trở ra đối với nền đường không đắp, không đào;

b) 5 mét tính từ chân nền đườngđắp hoặc 3 mét tính từ mép ngoài của rãnh thoát nước dọc trở ra đối với nềnđường đắp;

c) 5 mét tính từ mép đỉnh đườngđào hoặc 3 mét tính từ mép ngoài của rãnh thoát nước đỉnh trở ra đối với nềnđường đào;

3. Phạm vi bảo vệ phía dưới mặtđất của đường sắt được thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Luật này.

Điều 28.Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt

1. Phạm vi bảo vệ cầu đường sắtbao gồm khoảng không, vùng đất, vùng nước và vùng đất dưới mặt nước xung quanhcầu.

2. Phạm vi bảo vệ trên không củacầu là 2 mét theo phương thẳng đứng, tính từ điểm cao nhất của kết cấu cầu;trong trường hợp cầu chỉ có lan can thì phạm vi bảo vệ trên không của cầu đườngsắt không được nhỏ hơn chiều cao giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luậtnày.

3. Phạm vi bảo vệ cầu theo chiềudọc được tính như sau:

a) Từ cột tín hiệu phòng vệ phíabên này cầu đến cột tín hiệu phòng vệ phía bên kia cầu đối với cầu có cột tínhiệu phòng vệ;

b) Từ đuôi mố cầu bên này đếnđuôi mố cầu bên kia và cộng thêm 50 mét về mỗi bên đầu cầu đối với cầu không cócột tín hiệu phòng vệ.

4. Phạm vi bảo vệ cầu theo chiềungang được tính như sau:

a) Cầu cạn và cầu vượt sôngtrong đô thị có chiều dài dưới 20 mét, tính từ mép lan can ngoài cùng trở ramỗi bên là 5 mét;

b) Cầu vượt sông trong đô thị cóchiều dài từ 20 mét trở lên và cầu ngoài đô thị, tính từ mép ngoài cùng của kếtcấu cầu trở ra mỗi bên là 20 mét đối với cầu dài dưới 20 mét; 50 mét đối vớicầu dài từ 20 mét đến dưới 60 mét; 100 mét đối với cầu dài từ 60 mét đến 300mét; 150 mét đối với cầu dài trên 300 mét.

Điều 29.Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt

Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt baogồm vùng đất, khoảng không xung quanh hầm, tính từ điểm ngoài cùng của thànhhầm trở ra về các phía là 50 mét; trường hợp phạm vi bảo vệ hầm không bảo đảmđược quy định này thì phải có giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn công trình hầmđược Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.

Điều 30.Phạm vi bảo vệ ga đường sắt

Phạm vi bảo vệ ga đường sắt baogồm tường rào, mốc chỉ giới, toàn bộ vùng đất, khoảng không phía trong tườngrào, mốc chỉ giới ga, trong dải đất từ cột tín hiệu vào ga phía bên này đến cộttín hiệu vào ga phía bên kia của ga đường sắt.

Điều 31.Phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện đườngsắt

Phạm vi bảo vệ công trình thôngtin, tín hiệu, hệ thống cấp điện đường sắt bao gồm khoảng không, vùng đất xungquanh công trình đó được tính như sau:

1. Phạm vi bảo vệ cột thông tin,cột tín hiệu, cột điện đường sắt nằm ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt là 3,5 méttính từ tim cột trở ra xung quanh;

2. Phạm vi bảo vệ đường dây thôngtin, dây tín hiệu, dây điện đường sắt là 2,5 mét tính từ đường dây ngoài cùngtrở ra theo chiều ngang và phương thẳng đứng.

Điều 32.Phạm vi bảo vệ phía dưới mặt đất của công trình đường sắt

Phạm vi bảo vệ phía dưới mặt đấtcủa công trình đường sắt khi có công trình được xây dựng ngầm dưới công trìnhđường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Điều 33.Xây dựng công trình và hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt

1. Công trình và hoạt động trongphạm vi bảo vệ công trình đường sắt khi bắt buộc phải xây dựng hoặc tiến hànhphải được cấp phép theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Chủ đầu tư công trình hoặc tổchức, cá nhân tiến hành hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắtphải tuân theo các quy định sau đây:

a) Khi lập dự án xây dựng, tiếnhành hoạt động phải có ý kiến bằng văn bản của doanh nghiệp quản lý kết cấu hạtầng đường sắt;

b) Trước khi thi công công trìnhhoặc tiến hành hoạt động phải có phương án bảo đảm an toàn cho công trình đườngsắt và giao thông vận tải đường sắt được doanh nghiệp quản lý kết cấu hạ tầngđường sắt chấp thuận bằng văn bản;

c) Khi hoàn thành công trìnhhoặc kết thúc hoạt động phải dỡ bỏ các chướng ngại vật có khả năng gây mất antoàn đến công trình đường sắt, giao thông vận tải đường sắt do xây dựng côngtrình hoặc tiến hành hoạt động gây ra; bàn giao hồ sơ hoàn công cho doanhnghiệp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt.

3. Chủ đầu tư công trình hoặc tổchức, cá nhân tiến hành hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt phảibồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho công trình đường sắt và an toàngiao thông vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật.

Điều 34.Xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và hoạt động khác ở vùng lân cận phạmvi bảo vệ công trình đường sắt

1. Việc xây dựng công trình,khai thác tài nguyên và tiến hành hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệcông trình đường sắt không được làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình đườngsắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt.

2. Trong trường hợp việc xâydựng, khai thác tài nguyên và tiến hành các hoạt động khác có khả năng ảnhhưởng đến an toàn của công trình đường sắt hoặc an toàn giao thông vận tảiđường sắt thì chủ đầu tư công trình, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên vàtiến hành hoạt động khác phải có biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết cho côngtrình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt.

3. Chủ đầu tư công trình, tổchức, cá nhân khai thác tài nguyên và tiến hành hoạt động khác phải bồi thườngthiệt hại do lỗi của mình gây ra cho công trình đường sắt và an toàn giao thôngvận tải đường sắt.

Điều 35.Hành lang an toàn giao thông đường sắt

1. Phạm vi giới hạn hành lang antoàn giao thông đường sắt được quy định như sau:

a) Chiều cao giới hạn trên khôngtính từ đỉnh ray trở lên theo phương thẳng đứng thực hiện theo quy định tạikhoản 1 Điều 27 của Luật này;

b) Chiều rộng giới hạn hai bênđường sắt tính từ mép chân nền đường đắp, mép đỉnh mái đường đào, mép ray ngoàicùng của đường không đào, không đắp trở ra mỗi bên là 15 mét đối với đường sắttrong khu gian; tính từ mép ray ngoài cùng trở ra mỗi bên là 2 mét đối vớiđường sắt trong ga, trong cảng, trong tường rào.

2. Hànhlang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang phải bảo đảm tầm nhìncho người tham gia giao thông và phù hợp với cấp đường ngang.

3. Trong hành lang an toàn giaothông đường sắt chỉ được phép trồng cây thấp dưới 1,5 mét và phải trồng cáchmép chân nền đường đắp ít nhất 2 mét, cách mép đỉnh mái đường đào ít nhất 5 méthoặc cách mép ngoài rãnh thoát nước dọc của đường, rãnh thoát nước đỉnh ít nhất3 mét.

4. Bộtrưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể hành lang an toàn giao thông tạikhu vực đường ngang, đường sắt đô thị.

Điều 36.Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Doanh nghiệp kinh doanh kếtcấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm bảo vệ, kiểm tra, sửa chữa, bảo trì côngtrình đường sắt để bảo đảm giao thông vận tải đường sắt hoạt động thông suốt,an toàn.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng kếtcấu hạ tầng đường sắt để hoạt động giao thông vận tải phải thực hiện đúng cácquy định về bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt.

3. Uỷ ban nhân dân các cấp nơicó đường sắt đi qua có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhân dân bảovệ kết cấu hạ tầng đường sắt; tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thờihành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt và an toàn giao thông vận tải đườngsắt trên địa bàn.

4. Tổ chức, cá nhân có tráchnhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, tham gia ứng cứu khi công trình đườngsắt bị hư hỏng. Khi phát hiện công trình đường sắt bị hư hỏng hoặc hành vi xâmphạm kết cấu hạ tầng đường sắt phải kịp thời báo cho Uỷ ban nhân dân, doanhnghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.Người nhận được tin báo phải kịp thời thực hiện các biện pháp xử lý để bảo đảman toàn giao thông vận tải đường sắt.

5. Bộ Giao thông vận tải chủtrì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức bảo vệ công trình đường sắtđặc biệt quan trọng.

6. Mọi hành vi xâm phạm kết cấuhạ tầng đường sắt phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng phápluật.

Điều 37.Phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, tai nạn đối với kết cấu hạtầng đường sắt

1. Doanh nghiệp kinh doanh kếtcấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chính quyền địaphương nơi có đường sắt đi qua và tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức phòng,chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt.

2. Khi có sự cố, thiên tai, tainạn làm hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt thì doanh nghiệp kinh doanh kết cấuhạ tầng đường sắt có trách nhiệm kịp thời tổ chức khắc phục hậu quả, khôi phụcgiao thông, phục hồi lại kết cấu hạ tầng đường sắt bảo đảm tiêu chuẩn về antoàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

3. Khi có sự cố, thiên tai, tainạn làm ách tắc giao thông đường sắt, tổ chức điều hành giao thông vận tảiđường sắt được quyền huy động mọi phương tiện, thiết bị, vật tư, nhân lực cầnthiết và chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố kịp thờitổ chức khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông vận tải. Tổ chức, cá nhân đượchuy động có nghĩa vụ chấp hành và được thanh toán chi phí.

4. Tổ chức, cá nhân gây ra sựcố, tai nạn phải thanh toán chi phí khắc phục hậu quả sự cố, tai nạn, bồithường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 38.Điều kiện lưu hành của phương tiện giao thông đường sắt

Phương tiện giao thông đường sắtkhi lưu hành phải có đủ giấy chứng nhận đăng ký; giấy chứng nhận đăng kiểm vềtiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.

Điều 39.Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt

1. Phương tiện giao thông đườngsắt có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp giấy chứng nhận đăng ký:

a) Phương tiện có nguồn gốc hợppháp;

b) Phương tiện đạt tiêu chuẩn vềan toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

2. Phương tiện giao thông đườngsắt khi thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếuthì chủ phương tiện phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký mới.

3. Khi chuyển quyền sở hữu, chủsở hữu mới của phương tiện giao thông đường sắt phải xuất trình giấy tờ mua bánhợp pháp, giấy chứng nhận đăng kiểm còn hiệu lực với cơ quan nhà nước có thẩmquyền để được cấp giấy chứng nhận đăng ký theo tên chủ sở hữu mới.

4. Chủ sở hữu phương tiện giaothông đường sắt phải khai báo để xoá đăng ký và nộp lại giấy chứng nhận đăng kýtrong các trường hợp sau đây:

a) Phương tiện giao thông đườngsắt không còn sử dụng cho giao thông đường sắt;

b) Phương tiện giao thông đườngsắt bị mất tích, bị phá huỷ;

c) Phương tiện giao thông đườngsắt đã được chuyển đổi chủ sở hữu.

5. Bộtrưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc đăng ký phương tiện giao thông đườngsắt.

Điều 40.Đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt

1. Phương tiện giao thông đườngsắt được sản xuất tại Việt Nam phải phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, an toànkỹ thuật, bảo vệ môi trường và được xác nhận của cơ quan đăng kiểm Việt Namhoặc tổ chức có chức năng đăng kiểm của nước ngoài được cơ quan đăng kiểm ViệtNam uỷ quyền.

2. Trong quá trình sản xuất, lắpráp, hoán cải, phục hồi, phương tiện giao thông đường sắt phải chịu sự giám sátvề tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quanđăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức có chức năng đăng kiểm nước ngoài được cơ quanđăng kiểm Việt Nam uỷ quyền.

3. Phương tiện giao thông đườngsắt trong quá trình khai thác phải được cơ quan đăng kiểm định kỳ kiểm tra tiêuchuẩn an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và cấp giấy chứng nhận.

4. Chủ phương tiện giao thôngđường sắt chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹthuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giữa hai kỳ kiểm tra của cơ quanđăng kiểm.

5. Cơ quan đăng kiểm phải tuântheo quy trình, tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành khi thực hiện đăngkiểm. Người đứng đầu cơ quan đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc đăngkiểm phải chịu trách nhiệm về kết quả đăng kiểm.

6. Bộtrưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuậtvà bảo vệ môi trường của phương tiện; quy định tiêu chuẩn, điều kiện cơ sở vậtchất, kỹ thuật của cơ quan đăng kiểm và tổ chức thực hiện thống nhất việc đăngkiểm phương tiện giao thông đường sắt.

Điều 41.Thông tin, chỉ dẫn cần thiết trên phương tiện giao thông đường sắt

1. Trên phương tiện giao thôngđường sắt phải ghi ký hiệu của đường sắt Việt Nam, chủ phương tiện, nơi và nămsản xuất, tên doanh nghiệp quản lý, kích thước, tự trọng, trọng tải, số hiệu vàkiểu loại, công suất, kiểu truyền động.

2. Ngoài quy định tại khoản 1Điều này, trên toa xe khách còn phải có bảng niêm yết hoặc thông báo bằngphương tiện thông tin khác cho hành khách về hành trình của tàu, tên ga dừng đỗtrên tuyến đường, tốc độ tàu đang chạy, cách xử lý tình huống khi xảy ra hỏahoạn, sự cố; nội quy đi tàu.

3. Ký hiệu, thông tin, chỉ dẫnphải rõ ràng, dễ hiểu; bảng niêm yết phải bố trí ở nơi dễ thấy, dễ đọc.

Điều 42.Thiết bị phanh hãm, ghép nối đầu máy, toa xe

1. Phương tiện giao thông đườngsắt phải có thiết bị phanh hãm tự động, phanh hãm bằng tay. Thiết bị phanh hãmphải được kiểm tra thường xuyên để bảo đảm hoạt động tốt, tin cậy, thao tácthuận tiện.

2. Trên toa xe khách và tại vịtrí làm việc của trưởng tàu phải lắp van hãm khẩn cấp. Van hãm khẩn cấp phảiđược kiểm tra định kỳ và kẹp chì niêm phong.

3. Tại vị trí làm việc củatrưởng tàu và trên một số toa xe khách phải được lắp đồng hồ áp suất.

4. Trang thiết bị ghép nối đầumáy, toa xe phải lắp đúng kiểu, loại thích hợp cho từng kiểu, loại đầu máy, toaxe.

Điều 43.Trang thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt

1. Phương tiện giao thông đườngsắt phải được trang bị dụng cụ thoát hiểm, thiết bị, dụng cụ và vật liệu chữacháy, thuốc sơ cấp cứu, dụng cụ chèn tàu, dụng cụ và vật liệu để sửa chữa đơngiản, tín hiệu cầm tay.

2. Trên đầu máy, toa xe động lựcvà phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt phải cóđồng hồ báo tốc độ, thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việcđiều hành chạy tàu (hộp đen), thiết bị cảnh báo để lái tàu tỉnh táo trong khilái tàu; tại vị trí làm việc của trưởng tàu phải có thiết bị đo tốc độ tàu,thiết bị thông tin liên lạc giữa trưởng tàu và lái tàu.

3. Trên toa xe khách phải cóthiết bị chiếu sáng; thiết bị làm mát, thông gió; thiết bị phục vụ người khuyếttật; thiết bị vệ sinh, trừ toa xe trên đường sắt đô thị.

Điều 44.Phương tiện giao thông đường sắt bị tạm đình chỉ tham gia giao thông đường sắt

1. Phương tiện giao thông đườngsắt bị tạm đình chỉ tham gia giao thông đường sắt trong các trường hợp sau đây:

a) Giấy chứng nhận đăngkiểm phương tiện hết thời hạn;

b) Phát hiện không bảo đảmtiêu chuẩn an toàn kỹ thuật khi đang hoạt động.

2. Việc di chuyển phương tiệnmới nhập khẩu, phương tiện chạy thử nghiệm; việc đưa phương tiện giao thôngđường sắt bị hư hỏng về cơ sở sửa chữa được thực hiện theo quy trình, quy phạmđường sắt.

Điều 45.Nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt

Phương tiện giao thông đường sắtnhập khẩu phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt Việt Nam; có giấychứng nhận bảo đảm các yêu cầu về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môitrường do cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp hoặc do tổ chức có chức năng đăng kiểmcủa nước ngoài được cơ quan đăng kiểm Việt Nam công nhận cấp. Việc nhập khẩuphương tiện giao thông đường sắt phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG IV

NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU

Điều 46.Điều kiện đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu

1. Nhân viênđường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm các chức danh sau đây:

a) Trưởng tàu;

b) Lái tàu, phụ lái tàu;

c) Nhân viên điều độ chạy tàu;

d) Trực ban chạy tàu ga;

đ) Trưởng dồn;

e) Nhân viên gác ghi;

g) Nhân viên ghép nối đầu máy,toa xe;

h) Nhân viên tuần đường, cầu,hầm, gác hầm;

i) Nhân viên gác đường ngang,cầu chung.

2. Nhânviên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định tại khoản 1 Điều này khi làmviệc phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có bằng, chứng chỉ chuyên mônphù hợp với chức danh do cơ sở đào tạo được Bộ Giao thông vận tải công nhậncấp;

b) Có giấy chứng nhận đủ tiêuchuẩn sức khỏe theo định kỳ do Bộ Y tế quy định;

c) Đối với lái tàu, ngoài cácđiều kiện quy định tại khoản này còn phải có giấy phép lái tàu.

3. Nhânviên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm nhiệm vụ có trách nhiệm sauđây:

a) Thực hiện các công việc theochức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và theo quy trình, quy phạm;

b) Tuyệt đối chấp hành mệnh lệnhchỉ huy chạy tàu, chấp hành các quy định, chỉ thị của cấp trên;

c) Mặc đúng trang phục, đeo phùhiệu, cấp hiệu và biển chức danh.

4. Bộtrưởng Bộ Giao thông vận tải quy định nội dung, chương trình đào tạo, điều kiệnđối với cơ sở đào tạo các chức danh; tiêu chuẩn các chức danh quy định tạikhoản 1 Điều này; nội dung, quy trình sát hạch và tổ chức cấp, đổi, thu hồigiấy phép lái tàu.

Điều 47.Giấy phép lái tàu

1. Giấy phép lái tàu là chứngchỉ được cấp cho người trực tiếp lái phương tiện giao thông đường sắt.

2. Người được cấp giấy phép láitàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấyphép.

3. Người được cấp giấy phép láitàu phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có độ tuổi từ đủ 23 tuổi đến55 tuổi đối với nam, từ đủ 23 tuổi đến 50 tuổi đối với nữ; có giấy chứng nhậnđủ tiêu chuẩn sức khỏe;

b) Có bằng, chứng chỉ chuyênngành lái phương tiện giao thông đường sắt do cơ sở đào tạo cấp;

c) Đã có thời gian làm phụ láitàu liên tục 24 tháng trở lên;

d) Đã qua kỳ sát hạch đối vớiloại phương tiện giao thông đường sắt quy định trong giấy phép lái tàu.

Điều 48.Trưởng tàu

1. Trưởng tàu là ngư­ời chỉ huycao nhất trên tàu, chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phục vụkhách hàng, bảo đảm tàu chạy theo đúng lịch trình và mệnh lệnh của điều độ chạytàu, quy trình, quy phạm chạy tàu; giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theoquy định tại Điều 11 của Luật này.

2. Trong thời gian hành trìnhcủa tàu, trưởng tàu có quyền bắt giữ ngư­ời có hành vi phạm tội quả tang; tạmgiữ theo thủ tục hành chính người có hành vi vi phạm trật tự, an toàn trên tàutheo quy định của pháp luật và phải chuyển giao người đó cho trưởng ga hoặc cơquan công an, chính quyền địa phương khi tàu dừng tại ga gần nhất.

3. Trong trư­ờng hợp cấp thiết,trưởng tàu có quyền ra mệnh lệnh đối với hành khách để thực hiện các biện phápbảo đảm an toàn cho tàu và phải báo cáo ngay với điều độ chạy tàu hoặc nhà gagần nhất về tình trạng cấp thiết.

4. Trưởng tàu có quyền từ chốikhông cho tàu chạy khi thấy chưa đủ điều kiện an toàn chạy tàu; từ chối tiếpnhận nhân viên không đủ trình độ chuyên môn, sức khoẻ làm việc theo chức danhtrên tàu; tạm đình chỉ công việc của nhân viên trên tàu vi phạm kỷ luật. Trưởngtàu có trách nhiệm báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền để giải quyết khi thựchiện quyền từ chối quy định tại khoản này.

5. Trưởng tàu có trách nhiệm lậpbiên bản với sự tham gia của hai người làm chứng về các trường hợp sinh, tử, bịthương xảy ra trên tàu; trưởng tàu có quyền quyết định cho tàu dừng ở ga thuậnlợi nhất cho việc cứu người và phải chuyển giao người đó cùng với tài sản, giấytờ liên quan cho trưởng ga hoặc cơ quan công an, bệnh viện, chính quyền địaphương.

6. Trước khi cho tàu chạy vàtrong quá trình chạy tàu, trưởng tàu có trách nhiệm kiểm tra điều kiện an toànchạy tàu và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn cho người và phương tiện.

7. Trưởng tàu có trách nhiệm ghinhật ký, lập các báo cáo, chứng từ liên quan đến hành trình của tàu.

8. Trường hợp nhiều tàu ghépthành đoàn tàu hỗn hợp thì trưởng tàu của tàu cuối cùng là người chỉ huy chungcủa đoàn tàu hỗn hợp.

Điều 49.Lái tàu, phụ lái tàu

1. Lái tàu là người trực tiếpđiều khiển tàu; chịu trách nhiệm vận hành đầu máy an toàn, đúng tốc độ quyđịnh, đúng lịch trình theo biểu đồ chạy tàu, mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quytrình, quy phạm; có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Luậtnày khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.

2. Lái tàu chỉ được phép điềukhiển tàu khi có giấy phép lái tàu.

3. Lái tàu có quyền từ chối khôngcho tàu chạy, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngaycho cấp có thẩm quyền để giải quyết.

4. Trước khi cho tàu chạy, láitàu phải kiểm tra, xác nhận chứng vật chạy tàu cho phép chiếm dụng khu gian,xác nhận chính xác tín hiệu cho tàu chạy của trưởng tàu và của trực ban chạytàu ga.

5. Trong khi chạy tàu, lái tàucó trách nhiệm kiểm tra trạng thái kỹ thuật đầu máy và các vấn đề khác có liênquan đến an toàn đầu máy và an toàn chạy tàu theo quy định.

6. Trong khi thực hiện nhiệm vụ,lái tàu và phụ lái tàu phải tỉnh táo theo dõi và thực hiện đúng chỉ dẫn của cácbiển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường, quan sát tình hình cầu đường và biểuthị của tín hiệu.

7. Trong quá trình chạy tàu, láitàu phải kiểm tra tác dụng của phanh tự động theo quy trình, quy phạm, đặc biệttrong trường hợp khi tàu lên, xuống dốc cao và dài.

8. Phụ lái tàu là người giúp láitàu trong quá trình chạy tàu, giám sát tốc độ chạy tàu và quan sát tín hiệu đểkịp thời báo cho lái tàu xử lý.

Điều 50.Nhân viên điều độ chạy tàu

Nhân viên điều độ chạy tàu làngười trực tiếp ra lệnh chỉ huy chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu trên một tuyếnđường, khu đoạn được phân công; trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh tổ chức chỉ huycác tàu đi cứu chữa, cứu hộ khi có sự cố chạy tàu; ra lệnh phong toả khu gian,lệnh cảnh báo tốc độ tới các đơn vị có liên quan; ra lệnh tạm đình chỉ chạy tàunếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn chạy tàu.

Điều 51.Trực ban chạy tàu ga

1. Trực ban chạy tàu ga là ngườiđiều hành việc lập tàu, xếp, dỡ hàng hóa, đón, tiễn hành khách, tổ chức côngtác dồn, đón, tiễn tàu và các việc khác liên quan tại nhà ga theo biểu đồ chạytàu, các mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm chạy tàu; tham giagiải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định tại Điều 11 của Luật này.

2. Trực ban chạy tàu ga có quyềntừ chối không cho tàu chạy, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết vàcó trách nhiệm báo cáo ngay với nhân viên điều độ chạy tàu.

3. Trực ban chạy tàu ga có tráchnhiệm kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định vềtiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nghề nghiệp và các vấn đề khác có liên quan đếnan toàn cho người, phương tiện, thiết bị, hàng hoá trong khi làm nhiệm vụ.

Điều 52.Nhân viên gác ghi

1. Nhân viên gác ghi là ngườichịu sự chỉ huy và điều hành trực tiếp của trực ban chạy tàu ga để quản lý,giám sát, kiểm tra, sử dụng ghi phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu của gatheo biểu đồ chạy tàu, các mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm, quytắc quản lý kỹ thuật ga.

2. Nhân viên gác ghi có tráchnhiệm kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định vềtiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nghề nghiệp và các vấn đề khác có liên quan đếnan toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 53.Trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe

1. Trưởng dồn là người chịu sựchỉ huy, điều hành của trực ban chạy tàu ga để tổ chức và thực hiện công tácdồn, ghép nối đầu máy, toa xe phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu, xếp, dỡhàng hóa, vận tải hành khách của ga theo mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình,quy phạm, quy tắc quản lý kỹ thuật ga.

2. Nhân viên ghép nối đầu máy,toa xe là người chịu sự chỉ huy và điều hành trực tiếp của trưởng dồn để thựchiện công việc dồn, ghép nối đầu máy, toa xe theo quy trình, quy phạm, quy tắcquản lý kỹ thuật ga.

3. Trưởng dồn, nhân viên ghépnối đầu máy, toa xe có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết,phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nghề nghiệp và cácvấn đề khác có liên quan đến an toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ đượcgiao.

Điều 54.Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm; gác đường ngang, cầu chung

1. Nhân viên tuần đường, cầu,hầm, gác hầm có trách nhiệm sau đây:

a) Kiểm tra theo dõi thườngxuyên, phát hiện kịp thời các hư hỏng, chướng ngại và xử lý bảo đảm an toànchạy tàu trong phạm vi địa giới được phân công; ghi chép đầy đủ vào sổ tuầntra, canh gác và báo cáo cấp trên theo quy định;

b) Sửa chữa, xử lý kịp thời cáchư hỏng, chướng ngại nhỏ; tham gia bảo trì đường, cầu, hầm theo phân công;

c) Kịp thời phòng vệ, nhanhchóng thông tin hoặc báo hiệu dừng tàu khi phát hiện thấy hư hỏng, chướng ngạicó nguy cơ làm mất an toàn giao thông vận tải đường sắt; tham gia bảo vệ kếtcấu hạ tầng đường sắt và phương tiện giao thông đường sắt trong phạm vi đượcphân công.

2. Nhân viên gác đường ngang,cầu chung có trách nhiệm sau đây:

a) Đóng, mở chắn đường ngang kịpthời, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khiphương tiện giao thông đường sắt chạy qua đường ngang;

b) Trực tiếp kiểm tra, bảo quản,bảo trì, sử dụng công trình, trang thiết bị chắn đường ngang phù hợp với cácquy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình, quy phạm.

CHƯƠNG V

ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Điều 55.Các loại hình đường sắt đô thị

1. Đường sắt đô thị bao gồmđường tàu điện ngầm, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫnhướng và đường xe điện bánh sắt.

2. Đường sắt đô thị do Uỷ bannhân dân cấp tỉnh tổ chức đầu tư, xây dựng, quản lý, kinh doanh.

Điều 56.Chính sách phát triển đường sắt đô thị

1. Nhà nước huy động các nguồnlực để phát triển đường sắt đô thị thành một trong những loại hình giao thôngchủ yếu ở các đô thị lớn.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đềxuất chủ trương đầu tư xây dựng, chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nguồn lựcđể đầu tư xây dựng và khai thác đường sắt đô thị.

3. Tổ chức,cá nhân đầu tư xây dựng đường sắt đô thị được hưởng các ưu đãi sau đây:

a) Ưu đãi quy định tại khoản 3Điều 18 của Luật này;

b) Được Nhà nước hỗ trợ từ ngânsách trung ương một phần kinh phí trong tổng mức đầu tư dự án đường sắt đô thịđược duyệt.

4. Hàng năm,Nhà nước trích một khoản kinh phí từ ngân sách trung ương hỗ trợ cho dịch vụgiao thông vận tải công cộng của đô thị, trong đó có giao thông vận tải đườngsắt đô thị.

Điều 57.Điều kiện để lập dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị

1. Việc lập dự án đầu tư xâydựng đường sắt đô thị phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đô thịlớn đạt tiêu chuẩn kinh tế – xã hội theo quy định;

b) Chủ trương đầu tư xây dựngđường sắt đô thị phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua;

c) Dự án đầu tư xây dựng đườngsắt đô thị phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông đô thị của tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương;

d) Chủ đầu tư phải có đủ nguồnvốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị và bảo đảm sau khi xâydựng xong phải hoạt động ổn định, lâu dài và hiệu quả.

2. Chính phủquy định tiêu chuẩn đô thị được đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, quy định cụthể việc thực hiện khoản 3 và khoản 4 Điều 56 của Luật này.

Điều 58.Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị

Khi xây dựng kết cấu hạ tầngđường sắt đô thị phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây:

1. Phù hợp với các tiêu chuẩn kỹthuật đường sắt đô thị, bảo đảm chất lượng công trình theo cấp kỹ thuật do Bộtrưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;

2. Bảo đảm gắn kết với các loạihình giao thông vận tải công cộng khác của đô thị và đường sắt quốc gia để tạođiều kiện thuận lợi cho hành khách chuyển tiếp giữa các loại hình giao thông;

3. Đáp ứng được nhu cầu vận tảihành khách lâu dài theo định hướng phát triển của đô thị;

4. Bảo vệ môi trường, không phávỡ cảnh quan đô thị.

Điều 59.Cầu, hầm, ga, bến đỗ của đường sắt đô thị

1. Mố, trụ cầu cạnh tuyến giaothông đường bộ hoặc những cột chống tại vị trí nguy hiểm của hầm đường tàu điệnngầm phải bảo đảm vững chắc, chống được sự cố va đập của phương tiện giaothông.

2. Hầm đường sắt đô thị phải bảođảm có hệ thống phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vững chắc khi có hoả hoạn; bảođảm khô ráo, chống ngập nước; có hệ thống thông gió, thoát hiểm, cứu hộ, cứunạn.

3. Nhà ga, bến đỗ của đường sắtđô thị phải có biển báo, chỉ dẫn tuyến đường, ga, bến đỗ trên tuyến; bảo đảmđiều kiện để hành khách đi lại thuận tiện, an toàn; có thiết bị cung cấp thôngtin, bán vé, giám sát hành khách lên, xuống tàu, ra, vào ga; có hệ thống điệnthoại khẩn cấp, phương tiện sơ cứu y tế và phải có hệ thống điện dự phòng choga tàu điện ngầm.

Điều 60.Phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị

1. Phạm vi bảo vệ công trình vàhành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị phải bảo đảm an toàn cho phươngtiện, người tham gia giao thông đường sắt; phù hợp với loại hình phương tiệngiao thông đường sắt đô thị và địa hình, cấu trúc của đô thị.

2. Phạm vi bảo vệ công trình vàhành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vậntải quy định cho từng loại hình giao thông đường sắt đô thị.

Điều 61.Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị

1. Doanh nghiệp kinh doanh đườngsắt đô thị có trách nhiệm thực hiện việc bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đôthị do Nhà nước đầu tư thông qua đấu thầu hoặc đặt hàng cung ứng sản phẩm, dịchvụ công ích của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyđịnh việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị của tổ chức, cánhân đầu tư kinh doanh đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật.

Điều 62.Kinh doanh vận tải đường sắt đô thị

1. Kinh doanh vận tải đường sắtđô thị là kinh doanh có điều kiện.

2. Giá vé vận tải đường sắt đôthị do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Việc trợ giá vận tải đường sắt đô thịđược thực hiện theo hợp đồng giữa Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và doanh nghiệp kinhdoanh vận tải đường sắt đô thị.

3. Doanh nghiệp kinh doanh vậntải đường sắt đô thị phải bảo đảm chạy tàu an toàn, đều đặn, đúng giờ.

4. Doanh nghiệp kinh doanh vậntải đường sắt đô thị phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định củapháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

CHƯƠNG VI

TÍN HIỆU, QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT VÀ BẢO ĐẢM TRẬTTỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

MỤC 1

TÍN HIỆU, QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 63.Tín hiệu giao thông đường sắt

1. Hệ thống tín hiệu giao thôngđường sắt bao gồm hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu, tín hiệuđèn màu, tín hiệu cánh, biển báo hiệu, pháo hiệu phòng vệ, đuốc và tín hiệu củatàu. Biểu thị của tín hiệu là mệnh lệnh và điều kiện chạy tàu, dồn tàu.

2. Hiệu lệnh của người tham giađiều khiển chạy tàu gồm cờ, còi, điện thoại, đèn và tín hiệu tay.

3. Tín hiệu đèn màu là tín hiệuđể báo cho lái tàu điều khiển tàu ra, vào ga, thông qua ga, dừng tàu.

4. Tín hiệu cánh là tín hiệu đểbáo cho lái tàu điều khiển tàu ra, vào ga, thông qua ga, dừng ở những nơi chưacó tín hiệu đèn màu.

5. Biển báo hiệu gồm hai nhómsau đây:

a) Biển báo để cung cấp những thôngtin cần biết cho lái tàu;

b) Biển hiệu, mốc hiệu để bắtbuộc lái tàu phải chấp hành.

6. Pháo hiệu phòng vệ, đuốc, đènđỏ, vật cầm trên tay quay tròn để báo hiệu dừng tàu khẩn cấp.

7. Tín hiệu của tàu gồm đèn,còi, biển báo ở đuôi tàu và cờ.

8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vậntải quy định cụ thể về tín hiệu giao thông đường sắt.

Điều 64.Chỉ huy chạy tàu

1. Việc chạy tàu ở mỗi khu đoạnchỉ do một nhân viên điều độ chạy tàu chỉ huy. Mệnh lệnh chạy tàu của cấp trênphải được thực hiện thông qua sự chỉ huy của nhân viên điều độ chạy tàu. Trựcban chạy tàu ga, trưởng tàu, lái tàu phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh chỉ huycủa nhân viên điều độ chạy tàu.

2. Trong phạm vi ga đường sắt,trực ban chạy tàu ga là người chỉ huy việc chạy tàu. Trưởng tàu, lái tàu phảituân theo mệnh lệnh của trực ban chạy tàu ga hoặc tuân theo biểu thị của tínhiệu.

3. Trên tàu, trưởng tàu là ngườichỉ huy để bảo đảm chạy tàu an toàn.

4. Trên đầu máy đơn, tàu đườngsắt đô thị, lái tàu là người chỉ huy chạy tàu.

Điều 65.Tốc độ chạy tàu

1. Tốc độ chạy tàu không đượcvượt tốc độ quy định trong công lệnh tốc độ cho từng tuyến đường sắt, khu đoạn,khu gian và tuân theo biểu đồ chạy tàu.

2. ở đoạn đường có cảnh báo ghitốc độ khác với tốc độ quy định trong công lệnh tốc độ, lái tàu phải thực hiệntheo tốc độ thấp nhất để bảo đảm chạy tàu an toàn.

Điều 66.Lập tàu

1. Việc lập tàu phải theo đúngquy trình, quy phạm kỹ thuật đường sắt.

2. Toa xe phải đủ tiêu chuẩn vềan toàn kỹ thuật thì mới được ghép nối.

3. Cấm ghép nối toa xe vận tảiđộng vật, hàng hoá có mùi hôi thối, chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại và hàng nguyhiểm khác vào tàu khách.

Điều 67.Dồn tàu

1. Dồn tàu là việc di chuyển đầumáy, toa xe từ vị trí này sang vị trí khác trong phạm vi ga đường sắt, khugian. Dồn tàu phải thực hiện theo kế hoạch của trực ban chạy tàu ga.

2. Trong quá trình dồn tàu, láitàu phải tuân theo sự điều khiển của trưởng dồn.

Điều 68.Chạy tàu

1. Khi chạy tàu, lái tàu phảituân thủ các quy định sau đây:

a) Điều khiển tàu đi từ ga,thông qua ga, dừng, tránh, vượt tại ga theo lệnh của trực ban chạy tàu ga;

b) Chỉ được phép điều khiển tàuvào khu gian khi có chứng vật chạy tàu;

c) Chỉ được phép điều khiển tàuvào ga, thông qua ga theo tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh và tín hiệu của trựcban chạy tàu ga;

d) Điều khiển tốc độ chạy tàutheo quy định tại Điều 65 của Luật này;

đ) Trong quá trình chạy tàu, láitàu và phụ lái tàu đang trong phiên trực không được rời vị trí làm việc.

2. Tàu khách chỉ được chạy khicác cửa toa xe hành khách đã đóng. Cửa toa xe hành khách chỉ được mở khi tàu đãdừng hẳn tại ga đường sắt.

Điều 69.Tránh, vượt tàu

1. Việc tránh, vượt tàu phảithực hiện tại ga đường sắt.

2. Lái tàu thực hiện việc tránh,vượt tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng theo lệnh của trực banchạy tàu ga; trên đường sắt đô thị theo lệnh của điều độ chạy tàu đường sắt đôthị.

Điều 70.Dừng tàu, lùi tàu

Lái tàu phải dừng tàu khi thấycó tín hiệu dừng; khi phát hiện tình huống đe doạ đến an toàn chạy tàu hoặcnhận được tín hiệu dừng tàu khẩn cấp thì được phép dừng tàu hoặc lùi tàu khẩncấp. Trường hợp dừng, lùi tàu khẩn cấp, trưởng tàu, lái tàu có trách nhiệmthông báo cho nhà ga theo quy định của quy trình chạy tàu.

Điều 71.Giao thông tại đường ngang, cầu chung, trong hầm

1. Tại đường ngang, cầu chung,quyền ưu tiên giao thông thuộc về tàu.

2. Lái tàu phải kéo còi trướckhi đi vào đường ngang, phải bật đèn chiếu sáng khi đi trong hầm.

3. Người tham gia giao thôngđường bộ đi qua đường ngang, cầu chung thực hiện theo quy định tại Điều 23 củaLuật giao thông đường bộ.

4. Tại đường ngang, cầu chung cóngười gác, khi đèn tín hiệu không hoạt động hoặc báo hiệu sai quy định, chắnđường bộ bị hỏng thì nhân viên gác đường ngang, nhân viên gác cầu chung phảiđiều hành giao thông.

Điều 72.Chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt

1. Người trực tiếp tham gia chạytàu phải chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt.

2. Lái tàu phải chấp hành tínhiệu an toàn nhất cho người và phương tiện khi cùng một lúc nhận được nhiều tínhiệu khác nhau hoặc tín hiệu không rõ ràng; trường hợp có tín hiệu của ngườiđiều khiển trực tiếp thì phải tuân theo tín hiệu của người điều khiển đó.

3. Trường hợp tàu điện bánh sắttham gia giao thông đường bộ thì lái tàu phải tuân theo tín hiệu giao thôngđường bộ.

MỤC 2

BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

Điều 73.Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt

1. Hoạt động bảo đảm trật tự, antoàn giao thông vận tải đường sắt bao gồm:

a) Bảo đảm an toàn về người,phương tiện, tài sản của Nhà nước và của nhân dân trong hoạt động giao thôngvận tải đường sắt;

b) Bảo đảm điều hành tập trung,thống nhất hoạt động giao thông vận tải trên đường sắt quốc gia hoặc đường sắtđô thị.

2. Tổ chức, cá nhân phải chấphành các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt củapháp luật về đường sắt.

3. Hành vi vi phạm trật tự, antoàn giao thông vận tải đường sắt phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêmminh, đúng pháp luật.

4. Tổ chức, cá nhân tham giahoạt động giao thông vận tải đường sắt, lực lượng bảo vệ đường sắt có tráchnhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt. Lực lượng công anvà chính quyền địa phương các cấp nơi có nhà ga và tuyến đường sắt đi qua,trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm an ninh, trậttự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.

Điều 74.Nội dung điều hành giao thông vận tải đường sắt

1. Điều hành giao thông vận tảitrên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị bao gồm các nội dung sau đây:

a) Lập và phân bổ biểu đồ chạytàu bảo đảm không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp kinh doanh vận tảiđường sắt; công bố biểu đồ chạy tàu;

b) Chỉ huy điều độ chạy tàuthống nhất, tập trung, bảo đảm an toàn, thông suốt theo biểu đồ chạy tàu đãcông bố, theo đúng lịch trình chạy tàu, quy trình, quy phạm và mệnh lệnh củacấp trên;

c) Chỉ huy xử lý các sự cố khẩncấp hoặc bất thường xảy ra trên đường sắt; huy động phương tiện, thiết bị vànhân lực của các doanh nghiệp trong ngành đường sắt phục vụ cho công tác cứu hộvà khắc phục sự cố trên đường sắt; tham gia phân tích nguyên nhân xảy ra sự cố;yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải đườngsắt áp dụng các biện pháp phòng chống sự cố, nâng cao chất lượng, độ tin cậy,độ an toàn của giao thông vận tải đường sắt;

d) Tạm đình chỉ chạy tàu khi xétthấy có nguy cơ mất an toàn chạy tàu; điều chỉnh hành trình các tàu trên từngkhu đoạn, từng tuyến, toàn mạng đường sắt để khôi phục biểu đồ chạy tàu sau tainạn, sự cố;

đ) Ký hợp đồng với doanh nghiệpkinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trong việc sử dụng kết cấu hạ tầng đườngsắt để chạy tàu; ký hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đểcung cấp dịch vụ điều hành và các dịch vụ liên quan đến giao thông vận tảiđường sắt;

e) Thu nhận và tổng hợp thôngtin liên quan đến công tác điều hành giao thông vận tải đường sắt;

g) Đề nghị cơ quan nhà nước cóthẩm quyền thu hồi chứng chỉ an toàn của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt khiphát hiện thấy doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện quy định trong chứngchỉ an toàn;

h) Phối hợp điều hành giao thôngvận tải đường sắt với các tổ chức đường sắt quốc tế.

2. Nguồn tài chính cho hoạt độngđiều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị bao gồm:

a) Phícung cấp dịch vụ điều hành hoạt động giao thông vận tải đường sắt;

b) Các nguồn thu khác theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 75.Chứng chỉ an toàn

1. Để được tham gia hoạt độnggiao thông vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứngchỉ an toàn do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt cấp.

2. Doanh nghiệp kinh doanh đườngsắt được cấp chứng chỉ an toàn phải có điều kiện sau đây:

a) Nhân viên quản lý, điều hànhvà phục vụ hoạt động giao thông vận tải đường sắt của doanh nghiệp kinh doanhđường sắt phải được đào tạo phù hợp với các chức danh, cấp bậc kỹ thuật;

b) Phương tiện giao thông đườngsắt của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc do doanh nghiệp thuêphải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật đã được cơ quan đăng kiểm chứng nhậnvà phải phù hợp với kết cấu hạ tầng đường sắt;

c) Kết cấu hạ tầng đường sắt củadoanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải bảo đảm an toàn, phù hợpvới cấp kỹ thuật của đường sắt đã được doanh nghiệp công bố trong công lệnh tốcđộ, công lệnh tải trọng và các thông tin liên quan đến hoạt động giao thông vậntải đường sắt.

3. BộGiao thông vận tải quy định cụ thể điều kiện, nội dung, thủ tục cấp chứng chỉan toàn và loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ antoàn.

Điều 76.Biểu đồ chạy tàu

1. Biểu đồ chạy tàu là cơ sở củaviệc tổ chức chạy tàu, được xây dựng hàng năm, hàng kỳ và theo mùa cho từngtuyến và toàn mạng lưới đường sắt. Biểu đồ chạy tàu phải được xây dựng theonguyên tắc không phân biệt đối xử và công bố công khai cho mọi doanh nghiệpkinh doanh vận tải đường sắt.

2. Việc xây dựng biểu đồ chạytàu phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:

a) Nhu cầu của doanh nghiệp vậntải về thời gian vận tải, khối lượng hàng hóa, số lượng hành khách và chấtlượng vận tải; tuyến vận tải, các ga đi, dừng và đến;

b) Năng lực của kết cấu hạ tầngđường sắt và của phương tiện vận tải đường sắt;

c) Yêu cầu về thời gian cho việcbảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt;

d) Thứ tự ưu tiên các tàu chạytrên cùng một tuyến.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vậntải quy định thứ tự ưu tiên các tàu.

Điều 77.Trình tự xây dựng biểu đồ chạy tàu

1. Dự thảo biểu đồ chạy tàu phảicăn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 76 của Luật này và phải được gửi cho cácdoanh nghiệp kinh doanh đường sắt và cơ quan quản lý nhà nước về hoạt độngđường sắt.

2. Trong trường hợp có doanhnghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không thống nhất với dự thảo biểu đồ chạytàu thì tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt chủ trì việc đàm phán,thỏa thuận của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinhdoanh kết cấu hạ tầng đường sắt có liên quan. Trường hợp không đạt được thoảthuận thì tổ chức đấu thầu và doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trả phísử dụng kết cấu hạ tầng cao nhất sẽ được phân bổ giờ chạy tàu theo nhu cầu củadoanh nghiệp.

3. Quá trình tiến hành xây dựngbiểu đồ chạy tàu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được cơ quan quản lýnhà nước về hoạt động đường sắt giám sát.

Điều 78.Nguyên tắc điều độ chạy tàu

Điều độ chạy tàu phải tuân thủcác nguyên tắc sau đây:

1. Điều hành tập trung, thống nhất;tuân thủ biểu đồ chạy tàu đã công bố, quy trình, quy phạm chạy tàu;

2. Bảo đảm giao thông vận tảiđường sắt an toàn, thông suốt theo biểu đồ chạy tàu;

3. Không phân biệt đối xử giữacác doanh nghiệp kinh doanh đường sắt.

Điều 79.Xử lý khi phát hiện sự cố, vi phạm trên đường sắt

1. Người phát hiện các hành vi,sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông vận tải đường sắt cótrách nhiệm kịp thời báo cho nhà ga, đơn vị đường sắt, chính quyền địa phươnghoặc cơ quan công an nơi gần nhất biết để có biện pháp xử lý; trường hợp khẩncấp, phải thực hiện ngay các biện pháp báo hiệu dừng tàu.

2. Tổ chức, cá nhân nhận đượctin báo hoặc tín hiệu dừng tàu khẩn cấp phải có ngay biện pháp xử lý bảo đảm antoàn giao thông vận tải đường sắt và thông báo cho đơn vị trực tiếp quản lý kếtcấu hạ tầng đường sắt biết để chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quannhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục.

3. Tổ chức, cá nhân có hành vigây sự cố cản trở, mất an toàn giao thông vận tải đường sắt phải bị xử lý vàbồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 80.Trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của doanh nghiệpkinh doanh đường sắt

1. Doanh nghiệp kinh doanh đườngsắt có trách nhiệm tổ chức bảo vệ trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắtthuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp; chủ trì, phối hợp với cơ quan công an,chính quyền địa phương để phòng ngừa, ngăn chặn và giải quyết theo thẩm quyềnhành vi vi phạm pháp luật về đường sắt và chịu trách nhiệm trước pháp luật vềquyết định của mình.

2. Lực lượng bảo vệ trên tàu cótrang thiết bị, trang phục, phù hiệu, công cụ hỗ trợ theo quy định của Chínhphủ và có các nhiệm vụ sau đây:

a) Phát hiện, ngăn chặn hành vixâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, gây rối trật tự, an toàn và các hành vikhác vi phạm pháp luật xảy ra trên tàu; tạm giữ theo thủ tục hành chính và dẫngiải người vi phạm giao cho trưởng ga, công an hoặc chính quyền địa phương khitàu dừng tại ga gần nhất;

b) Ngăn chặn, tiến hành các biệnpháp cưỡng chế đối với người có hành vi ngăn cản việc chạy tàu trái pháp luật,ném đất, đá hoặc các vật khác làm hư hỏng, mất vệ sinh tàu; tạm giữ theo thủtục hành chính và dẫn giải người vi phạm giao cho trưởng ga, cơ quan công anhoặc chính quyền địa phương khi tàu dừng tại ga gần nhất;

c) Phối hợp với lực lượng bảo vệkết cấu hạ tầng đường sắt, lực lượng công an và chính quyền địa phương kịp thờiphát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt, phươngtiện giao thông đường sắt, gây mất an toàn giao thông vận tải đường sắt;

d) Tham gia giải quyết, khắcphục sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông vận tải đường sắt quy định tại Điều11 và Điều 37 của Luật này.

Điều 81.Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắtcủa lực lượng công an

Lực lượng công an trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với lực lượng bảovệ đường sắt, thanh tra đường sắt, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viênđường sắt và chính quyền địa phương nơi có ga đường sắt, tuyến đường sắt đi quatổ chức bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt.

Điều 82.Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắtcủa Uỷ ban nhân dân

1. Uỷ ban nhân dân các cấp trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy địnhtại khoản 2 Điều 10 của Luật này để nâng cao ý thức của nhân dân trong việc bảođảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt.

2. Uỷ ban nhân dân các cấp nơicó ga đường sắt, tuyến đường sắt đi qua có trách nhiệm sau đây:

a) Chỉ đạo lực lượng công an địaphương phối hợp với lực lượng bảo vệ đường sắt ngăn chặn, xử lý kịp thời cáchành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt vàcác hành vi khác vi phạm pháp luật về an toàn giao thông vận tải đường sắt;

b) Tham gia giải quyết tai nạngiao thông đường sắt theo quy định tại Điều 11 của Luật này.

CHƯƠNG VII

KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT

Điều 83.Hoạt động kinh doanh đường sắt

1. Hoạt động kinh doanh đườngsắt bao gồm kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh vận tải đường sắtvà kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt.

2. Kinh doanhđường sắt là kinh doanh có điều kiện. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, nộidung, trình tự cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh đường sắt.

Điều 84.Bảo đảm không phân biệt đối xử trong kinh doanh đường sắt

Trong kinh doanh đường sắt khôngđược có các hành vi phân biệt đối xử sau đây:

1. Cho phép sử dụng kết cấu hạtầng đường sắt và các dịch vụ phục vụ giao thông vận tải đường sắt với nhữngđiều kiện ưu tiên mà không có lý do chính đáng;

2. Đòi hỏi điều kiện an toàngiao thông vận tải đường sắt đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt cao hơnmức quy định do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;

3. Đưa ra điều kiện nhằm ưu tiêncho một doanh nghiệp cụ thể;

4. Không cho phép doanh nghiệpkinh doanh vận tải đường sắt sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt mà không có lýdo chính đáng;

5. Không cấp chứng chỉ an toànđúng hạn hoặc trì hoãn trao chứng chỉ an toàn mà không có l??ý do chính đáng;

6. Đưa ra điều kiện trái phápluật để không cho doanh nghiệp tham gia kinh doanh đường sắt.

Điều 85.Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Kinh doanh kết cấu hạ tầngđường sắt là hoạt động đầu tư, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đểbán, khoán, cho thuê hoặc thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt, cung ứngdịch vụ phục vụ giao thông vận tải đường sắt và các dịch vụ khác trên cơ sởkhai thác năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt do doanh nghiệp quản lý.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng kếtcấu hạ tầng đường sắt của Nhà nước hoặc của tổ chức, cá nhân khác để hoạt độngkinh doanh phải trả tiền thuê hoặc phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt.

3. Kết cấu hạ tầng đường sắt doNhà nước đầu tư giao cho doanh nghiệp kinh doanh thông qua đấu thầu, đặt hànghoặc giao kế hoạch.

4. Tổ chức, cá nhân đầu tư xâydựng kết cấu hạ tầng đường sắt được kinh doanh đường sắt trên kết cấu hạ tầngđường sắt do mình đầu tư.

Điều 86.Phí, giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Phí sử dụng kết cấu hạ tầngđường sắt là khoản tiền phải trả để được chạy tàu trên tuyến đường, đoạn tuyếnđường sắt hoặc khu đoạn.

2. Giá thuê sử dụng kết cấu hạtầng đường sắt là khoản tiền phải trả để được sử dụng một hoặc một số côngtrình đường sắt không trực tiếp liên quan đến việc chạy tàu.

3. Thủ tướng Chính phủ quy địnhmức và phương thức thu phí, giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhànước đầu tư. Phí, giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt không do Nhà nướcđầu tư thì do chủ đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt quyết định.

Điều 87.Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầutư

1. Nguồn tài chính cho quản lý,bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Các khoản thu khác theo quyđịnh của pháp luật.

2. Việc quản lý, sử dụng nguồntài chính từ ngân sách nhà nước cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắtđược thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 88.Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Doanh nghiệp kinh doanh kếtcấu hạ tầng đường sắt có các quyền sau đây:

a) Kinh doanh kết cấu hạ tầngđường sắt theo nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kết cấu hạ tầngđường sắt được cấp;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân cóhoạt động liên quan đến kết cấu hạ tầng đường sắt trong phạm vi mình quản lýphải thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật về kết cấu hạ tầng đường sắt;

c) Được Nhà nước đặt hàng, giaokế hoạch đối với hoạt động quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhànước đầu tư trong phạm vi quản lý của mình;

d) Tham gia đấu thầu, thực hiệnđầu tư các dự án kết cấu hạ tầng đường sắt không do mình làm chủ đầu tư;

đ) Cho thuê sửdụng kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư;

e) Xây dựng và trình duyệt giáthuê, phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư trong phạm viquản l?ý của mình; quyết định giá thuê, phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắtdo mình đầu tư;

g) Tạm đình chỉ chạy tàu khithấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn chạy tàu;

h) Được bồi thường thiệt hạitrong trường hợp kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hỏng do lỗi của tổ chức, cánhân khác gây ra;

i) Các quyền khác theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Doanh nghiệp kinh doanh kếtcấu hạ tầng đường sắt có các nghĩa vụ sau đây:

a) Quản lý vốn và tài sản thuộc kếtcấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư hoặc do Nhà nước giao theo quy định củapháp luật;

b) Duy trì trạng thái kỹ thuật,nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt do mình quản lý bảo đảm giaothông đường sắt luôn an toàn, thông suốt;

c) Công bố công lệnh tốc độ,công lệnh tải trọng ổn định trong năm phù hợp với trạng thái kỹ thuật cho phéptrên các tuyến đường, đoạn tuyến đường sắt, khu đoạn do mình quản lý để làm cơsở cho việc chạy tàu;

d) Cung cấp các thông tin kỹthuật, kinh tế liên quan đến năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt theo yêu cầucủa khách hàng, tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt và cơ quan quảnlý nhà nước về hoạt động đường sắt;

đ) Xây dựng kế hoạch quản lý,bảo trì, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đáp ứng nhu cầu vận tải vàphù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt;

e) Tổ chức phòng, chống và khắcphục kịp thời hậu quả do sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt gây rađể bảo đảm giao thông đường sắt an toàn, thông suốt; chịu sự chỉ đạo, điều phốilực lượng của tổ chức phòng, chống thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đườngsắt theo quy định;

g) Thông báo kịp thời sự cố đedọa an toàn chạy tàu và việc tạm đình chỉ chạy tàu cho trực ban chạy tàu ga ởhai đầu khu gian nơi xảy ra sự cố và nhân viên điều hành giao thông vận tảiđường sắt;

h) Bồi thường thiệt hại do lỗicủa mình gây ra theo quy định của pháp luật;

i) Các nghĩa vụ khác theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 89.Kinh doanh vận tải đường sắt

1. Kinh doanh vận tải đường sắtgồm kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi và kinh doanh vận tải hànghoá trên đường sắt.

2. Doanh nghiệp kinh doanh vậntải đường sắt chỉ được phép sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và được cung cấpcác dịch vụ phục vụ giao thông đường sắt khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh vận tải đường sắt;

b) Có chứng chỉ an toàn;

c) Có hợp đồng cung cấp dịch vụđiều hành giao thông vận tải đường sắt của tổ chức điều hành giao thông vận tảiđường sắt.

Điều 90.Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt

1. Doanh nghiệp kinh doanh vậntải đường sắt có các quyền sau đây:

a) Hoạt động kinh doanh vận tảiđường sắt theo nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đường sắtđược cấp;

b) Được đối xử bình đẳng khitham gia kinh doanh vận tải đường sắt;

c) Sử dụng kết cấu hạ tầng đườngsắt trên các tuyến đường, đoạn tuyến đường sắt, khu đoạn theo hợp đồng sử dụngkết cấu hạ tầng đường sắt;

d) Được tổ chức điều hành giaothông vận tải đường sắt bảo đảm chất lượng, năng lực kết cấu hạ tầng đường sắtnhư đã cam kết;

đ) Được cung cấp thông tin kỹthuật, kinh tế liên quan đến năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt;

e) Tạm đình chỉ chạy tàu củadoanh nghiệp khi thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn chạytàu;

g) Được bồi thường thiệt hại dolỗi của tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt hoặc doanh nghiệp kinhdoanh kết cấu hạ tầng đường sắt gây ra;

h) Các quyền khác theo quyđịnh của pháp luật.

2. Doanh nghiệp kinh doanh vậntải đường sắt có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tổ chức chạy tàu theo đúnglịch trình chạy tàu, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ đã được doanh nghiệpkinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt công bố;

b) Trả phí, tiền thuê sử dụngkết cấu hạ tầng đường sắt và các dịch vụ phục vụ giao thông đường sắt;

c) Bảo đảm đủ điều kiện an toànchạy tàu trong quá trình khai thác;

d) Phải thông báo kịp thời chonhân viên điều hành giao thông vận tải đường sắt về việc tạm đình chỉ chạy tàucủa doanh nghiệp;

đ) Chịu sự chỉ đạo, điều phốilực lượng của tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt và của tổ chứcphòng, chống thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt theo quy định;

e) Bồi thường thiệt hại do lỗicủa mình gây ra theo quy định của pháp luật;

g) Cung cấp các thông tin về nhucầu vận tải, năng lực phương tiện, thiết bị vận tải cho tổ chức điều hành giaothông vận tải đường sắt phục vụ cho việc xây dựng, phân bổ biểu đồ chạy tàu vàcho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt để làm cơ sở xây dựng kếhoạch đầu tư nâng cấp, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt;

h) Các nghĩa vụ khác theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 91.Hợp đồng vận tải hành khách

1. Hợp đồng vận tải hành kháchlà sự thoả thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với hành khách,người gửi bao gửi về vận chuyển hành khách, hành lý, bao gửi, theo đó doanhnghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nhận vận chuyển hành khách, hành lý, baogửi từ nơi đi đến nơi đến. Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý, bao gửi xácđịnh quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên và được lập thành văn bảnhoặc hình thức khác mà hai bên thoả thuận.

2. Vé hành khách là bằng chứngcủa việc giao kết hợp đồng vận tải hành khách. Vé hành khách do doanh nghiệpkinh doanh vận tải hành khách phát hành theo mẫu đã đăng ký với cơ quan quảnl?ý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 92.Hợp đồng vận tải hàng hoá

1. Hợp đồng vận tải hàng hoá làsự thoả thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với người thuê vậntải, theo đó doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nhận vận chuyển hàng hóatừ nơi nhận đến nơi đến và giao hàng hoá cho người nhận hàng được quy địnhtrong hợp đồng. Hợp đồng vận tải hàng hoá xác định quan hệ về nghĩa vụ và quyềnlợi của các bên và được lập thành văn bản hoặc hình thức khác mà hai bên thoảthuận.

2. Hoá đơn gửi hàng hoá là bộ phậncủa hợp đồng vận tải do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phát hànhtheo mẫu đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệpkinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm lập hoá đơn và giao cho người thuêvận tải sau khi người thuê vận tải giao hàng hoá; có chữ ký của người thuê vậntải hoặc người được người thuê vận tải uỷ quyền. Hoá đơn gửi hàng hoá là chứngtừ giao nhận hàng hoá giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và ngườithuê vận tải, là chứng cứ để giải quyết tranh chấp.

3. Hoá đơn gửi hàng hoá phải ghirõ loại hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu hàng hoá; số lượng, trọng lượng hàng hoá;nơi giao hàng hoá, nơi nhận hàng hoá, tên và địa chỉ của người gửi hàng, tên vàđịa chỉ của người nhận hàng; cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; các chitiết khác mà doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và người thuê vận tảithoả thuận ghi vào hoá đơn gửi hàng hoá; xác nhận của doanh nghiệp kinh doanhvận tải đường sắt về tình trạng hàng hoá nhận vận tải.

Điều 93.Giá vé, cước vận tải đường sắt

1. Giá vé vận tải hành khách,cước vận tải hành lý, bao gửi, hàng hoá trên đường sắt do doanh nghiệp kinhdoanh vận tải đường sắt quyết định.

2. Giá vé, cước vận tải phảiđược công bố và niêm yết tại ga đường sắt trước thời hạn thi hành tối thiểu lànăm ngày đối với vận tải hành khách, hành lý, bao gửi và mười ngày đối với vậntải hàng hoá, trừ trường hợp giảm giá.

3. Cước vận tải hàng siêutrường, siêu trọng do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và người thuêvận tải thoả thuận.

4. Việc miễn,giảm giá vé cho đối tượng chính sách xã hội thực hiện theo quy định của Chínhphủ.

Điều 94.Vận tải quốc tế

1. Vận tải quốc tế là vận tải từViệt Nam đến nước ngoài, vận tải từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc quá cảnh ViệtNam đến nước thứ ba bằng đường sắt.

2. Doanh nghiệp kinh doanh vậntải đường sắt thuộc mọi thành phần kinh tế khi tham gia vận tải quốc tế phảiđáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 89 của Luật này và quy định của điềuước quốc tế về vận tải đường sắt mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên.

Điều 95.Vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt

1. Vận tải phục vụ nhiệm vụ đặcbiệt là vận tải người, hàng hoá và trang thiết bị để khắc phục hậu quả thiêntai, tai nạn, chống dịch, thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp về quốc phòng, an ninh.

2. Doanh nghiệp kinh doanh vậntải đường sắt có trách nhiệm thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt theoyêu cầu của người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định củapháp luật.

Điều 96.Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt

Dịch vụ hỗ trợ vận tảiđường sắt bao gồm:

1. Điều hành giao thôngvận tải đường sắt;

2. Xếp,dỡ hàng hoá;

3. Lưu kho,bảo quản hàng hoá;

4. Giao nhận;

5. Đại lý vận tải;

6. Thuê, mua phương tiện,sửa chữa phương tiện;

7. Các dịch vụ khác liên quanđến việc tổ chức và thực hiện chuyên chở hành khách, hành lý, bao gửi và hànghoá bằng đường sắt.

Điều 97.Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, baogửi

1. Doanh nghiệp kinh doanh vậntải đường sắt khi kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi có các quyềnsau đây:

a) Yêu cầu hành khách trả đủcước vận tải hành khách, bao gửi và cước vận tải hành lý mang theo người vượtquá mức quy định;

b) Kiểm tra trọng lượng, quycách đóng gói bao gửi của người gửi và hành lý ký gửi của hành khách trước khinhận vận chuyển; trong trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của việc khaibáo chủng loại bao gửi, hành lý ký gửi so với thực tế thì có quyền yêu cầungười gửi hoặc hành khách mở bao gửi, hành lý ký gửi để kiểm tra;

c) Từ chối vận chuyển hành kháchcó hành vi vi phạm quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;

d) Các quyền quy định tại khoản1 Điều 90 của Luật này.

2. Doanh nghiệp kinh doanh vậntải đường sắt khi kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi có các nghĩavụ sau đây:

a) Niêm yết công khai các quyđịnh cần thiết có liên quan đến hành khách đi tàu;

b) Vận chuyển hành khách, hànhlý, bao gửi từ nơi đi đến nơi đến đã ghi trên vé và bảo đảm an toàn, đúng giờ;

c) Phục vụ hành khách văn minh,lịch sự, chu đáo và tổ chức lực lượng phục vụ hành khách là người khuyết tậtvào ga, lên tàu, xuống tàu thuận lợi;

d) Bảo đảm các điều kiện sinhhoạt tối thiểu của hành khách trong trường hợp vận tải bị gián đoạn do tai nạnhoặc thiên tai, địch họa;

đ) Giao vé hành khách, vé hànhlý, vé bao gửi cho hành khách đã trả đủ tiền;

e) Hoàn trả tiền vé, bồi thườngthiệt hại và các chi phí phát sinh khi gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khoẻvà tài sản của hành khách do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;

g) Chấp hành và tạo điều kiệnthuận lợi để cơ quan quản l?ý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hành khách, hànhlý, bao gửi khi cần thiết;

h) Các nghĩa vụ quy định tạikhoản 2 Điều 90 của Luật này.

Điều 98.Trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh vận tải hành khách

1. Doanh nghiệp kinh doanh vậntải hành khách phải mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính tronggiá vé hành khách.

2. Vé hành khách, giấy tờ đi tàulà bằng chứng để chi trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

3. Việc bảo hiểm cho hành kháchthực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Điều 99.Quyền, nghĩa vụ của hành khách, người gửi bao gửi

1. Hành khách, người gửi bao gửicó các quyền sau đây:

a) Được vận chuyển đúng theo vé;

b) Được miễn cước 20 kilôgamhành lý mang theo người; mức miễn cước lớn hơn 20 kilôgam do doanh nghiệp kinhdoanh vận tải đường sắt quy định;

c) Được nhận lại tiền vé, bồithường thiệt hại theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 97 của Luật này;

d) Được quyền trả lại vé tại gađi trong thời gian quy định và được nhận lại tiền vé sau khi đã trừ lệ phí;

đ) Được bảo hiểm về tính mạng,sức khoẻ theo quy định của pháp luật.

2. Hành khách, người gửi bao gửicó các nghĩa vụ sau đây:

a) Hành khách đi tàu phải có véhành khách, vé hành lý hợp lệ và tự bảo quản hành lý mang theo người. Người đitàu không có vé hoặc vé không hợp lệ phải mua vé bổ sung theo quy định củadoanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;

b) Hành khách có hành lý ký gửi,người gửi bao gửi phải kê khai tên hàng, số lượng hàng, đóng gói đúng quy định,giao cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đúng thời hạn, địa điểm vàchịu trách nhiệm về việc kê khai của mình;

c) Hành khách, người gửi bao gửiphải bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản của doanh nghiệpkinh doanh vận tải đường sắt;

d) Hành khách phải chấp hànhnghiêm chỉnh nội quy đi tàu và những quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 100.Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hoá

1. Doanh nghiệp kinh doanh vậntải đường sắt khi kinh doanh vận tải hàng hóa có các quyền sau đây:

a) Từ chối vận chuyển hàng hóakhông theo đúng quy định về đóng gói, bao bì, ký hiệu, mã hiệu hàng hóa và cácloại hàng hóa Nhà nước cấm;

b) Yêu cầu người thuê vận tải mởbao gói để kiểm tra trong trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của việc khaibáo chủng loại hàng hóa so với thực tế;

c) Yêu cầu người thuê vận tảithanh toán đủ cước phí vận tải và các chi phí phát sinh;

d) Yêu cầu người thuê vận tảibồi thường thiệt hại do lỗi của người thuê vận tải gây ra;

đ) Yêu cầu giám định hàng hoákhi cần thiết;

e) Lưu giữ hàng hoá trong trườnghợp người thuê vận tải không thanh toán đủ cước phí vận tải và chi phí phátsinh theo thoả thuận trong hợp đồng;

g) Xử lý hàng hóa mà người nhậnhàng từ chối nhận, hàng không có người nhận theo quy định tại Điều 106 của Luậtnày;

h) Phạt đọng toa xe do ngườithuê vận tải xếp, dỡ hàng hoá chậm;

i) Các quyền quy định tại khoản1 Điều 90 của Luật này.

2. Doanh nghiệp kinh doanh vậntải đường sắt khi kinh doanh vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ sau đây:

a) Niêm yết công khai các quyđịnh cần thiết có liên quan đến vận tải hàng hóa;

b) Vận tải hàng hóa đến địa điểmđến và giao hàng hóa cho người nhận hàng theo hợp đồng vận tải;

c) Thông báo kịp thời cho ngườithuê vận tải khi hàng hóa đã được vận chuyển đến địa điểm giao hàng, khi việcvận chuyển bị gián đoạn;

d) Cất giữ, bảo quản hàng hóatrong trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc hàng hóa không thể giaođược cho người nhận hàng và thông báo cho người thuê vận tải biết;

đ) Bồi thường thiệt hại chongười thuê vận tải khi để xảy ra mất mát, hư hỏng hàng hoá hoặc quá thời hạnvận chuyển do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;

e) Các nghĩa vụ quy định tạikhoản 2 Điều 90 của Luật này.

Điều 101. Quyền,nghĩa vụ của người thuê vận tải

1. Người thuê vận tải có cácquyền sau đây:

a) Thay đổi hợp đồng vận tảihàng hóa kể cả khi hàng hóa đã giao cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đườngsắt hoặc hàng hóa đã xếp lên toa xe và chịu chi phí phát sinh do thay đổi hợpđồng vận tải;

b) Chỉ định lại người nhận hàngkhi hàng hóa đó chưa được giao cho người có quyền nhận hàng trước đó; được thayđổi địa điểm giao hàng hoặc yêu cầu vận chuyển hàng hóa trở lại nơi gửi hàng vàphải chịu mọi chi phí phát sinh do thay đổi người nhận hàng và địa điểm giao hàng;

c) Được bồi thường thiệt hại khihàng hóa bị mất mát, giảm trọng lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng, quá thờihạn vận chuyển do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt gây ra.

2. Người thuê vận tải có cácnghĩa vụ sau đây:

a) Kê khai hàng hóa trung thựcvà chịu trách nhiệm về việc kê khai đó;

b) Trả tiền cước vận tải đúngthời hạn, hình thức thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện việc đóng gói hànghóa và các điều kiện vận chuyển hàng hóa theo hướng dẫn của doanh nghiệp kinh doanhvận tải đường sắt;

d) Giao hàng hoá cho doanhnghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đúng thời hạn, địa điểm;

đ) Cung cấp giấy tờ, tài liệu vàcác thông tin cần thiết khác về hàng hóa;

e) Bồi thường thiệt hại do việckê khai không trung thực về hàng hóa gây thiệt hại cho doanh nghiệp kinh doanhvận tải đường sắt hoặc thiệt hại khác do lỗi của mình gây ra.

Điều 102.Vận tải hàng nguy hiểm

1. Hàng nguy hiểm là hàng hóakhi vận chuyển trên đường sắt có khả năng gây nguy hại tới sức khỏe, tính mạngcủa con người và vệ sinh môi trường.

2. Việc vận tải hàng hoá nguyhiểm trên đường sắt phải tuân theo quy định của pháp luật về vận tải hàng nguyhiểm.

3. Phương tiện giao thông đườngsắt phải bảo đảm đủ các điều kiện an toàn kỹ thuật mới được vận tải hàng nguyhiểm.

4. Hàng nguy hiểm không đượcxếp, dỡ ở ga đông người, ga trong đô thị.

5. Chính phủ quy định Danh mụchàng nguy hiểm và điều kiện vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt.

Điều 103.Vận tải động vật sống

1. Việc vận tải động vật sốngtrên đường sắt phải có người áp tải. Người áp tải phải có vé đi tàu.

2. Người thuê vận tải tự chịutrách nhiệm về việc xếp, dỡ động vật sống và làm vệ sinh toa xe sau khi dỡhàng. Trong trường hợp người thuê vận tải không thực hiện thì phải trả cướcxếp, dỡ động vật sống và làm vệ sinh toa xe cho doanh nghiệp kinh doanh vận tảiđường sắt.

3. Việc vận tải động vật sốngtrên đường sắt phải tuân theo các quy định về vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ môitrường và các quy định về vận tải hàng hoá trên đường sắt.

Điều 104.Vận tải thi hài, hài cốt

1. Thi hài, hài cốt khi vậnchuyển trên đường sắt phải có người áp tải. Người áp tải phải có vé đi tàu.

2. Thi hài, hài cốt chỉ được vậnchuyển trên đường sắt khi có đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật và phải làmthủ tục vận chuyển ít nhất hai mươi bốn giờ trước giờ tàu chạy. Thi hài phảiđặt trong quan tài, hài cốt phải được đóng gói theo quy định của pháp luật vềvệ sinh phòng dịch và bảo vệ môi trường.

3. Thi hài, hài cốt phải đượcchuyển đi khỏi ga trong thời gian không quá hai giờ kể từ khi tàu đến ga đến,trường hợp vi phạm quy định này thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắtcó biện pháp xử lý kịp thời và có quyền yêu cầu chủ của thi hài, hài cốt thanhtoán mọi chi phí phát sinh.

Điều 105.Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng

1. Việc vận tải hàng siêutrường, siêu trọng trên đường sắt phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấpphép.

2. Doanh nghiệp kinh doanh vậntải đường sắt khi vận tải hàng siêu trường, siêu trọng phải có phương án tổchức xếp, dỡ, gia cố, vận chuyển, bảo đảm an toàn chạy tàu và kết cấu hạ tầngđường sắt.

Điều 106.Xử lý hàng hoá, hành lý, bao gửi không có người nhận hoặc người nhận từ chối

1. Trong thời hạn mười ngày, kểtừ ngày doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt báo cho người thuê vận tảibiết hàng hoá, hành lý, bao gửi đã được vận tải đến nơi trả hàng mà không cóngười nhận hoặc người nhận từ chối nhận hàng thì doanh nghiệp kinh doanh vậntải đường sắt có quyền gửi hàng hoá, hành lý, bao gửi vào nơi an toàn, thíchhợp và thông báo ngay cho người thuê vận tải biết; mọi chi phí phát sinh dongười thuê vận tải chịu.

2. Sau thời hạn chín mươi ngày,kể từ ngày doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt báo cho người thuê vận tảimà không nhận được trả lời hoặc không nhận được thanh toán chi phí phát sinhthì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền bán đấu giá hàng hoá,hành lý, bao gửi để trang trải chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật vềđấu giá; nếu hàng hoá, hành lý, bao gửi thuộc loại mau hỏng hoặc chi phí ký gửiquá lớn so với giá trị hàng hoá, hành lý, bao gửi thì doanh nghiệp kinh doanhvận tải đường sắt có quyền bán đấu giá trước thời hạn quy định tại khoản này,nhưng phải thông báo cho người thuê vận tải biết.

3. Hàng hoá, hành lý, bao gửithuộc loại cấm lưu thông hoặc có quy định hạn chế vận chuyển mà không có ngườinhận hoặc người nhận từ chối nhận thì được giao cho cơ quan nhà nước có thẩmquyền xử lý.

Điều 107.Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Doanh nghiệp kinh doanh vận tảiđường sắt được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng hànghóa, hành lý ký gửi, bao gửi trong quá trình vận chuyển trong những trường hợpsau đây:

1. Do đặc tính tự nhiên hoặckhuyết tật vốn có của hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi;

2. Do bắt giữ hoặc quyết địnhcưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa, hành lý ký gửi,bao gửi;

3. Do xảy ra sự kiện bất khảkháng theo quy định của pháp luật về dân sự;

4. Do lỗi của hành khách, ngườithuê vận tải, người nhận hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi hoặc do lỗi củangười áp tải được người thuê vận tải hoặc người nhận hàng cử đi.

Điều 108.Giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt

1. Doanh nghiệp kinh doanh vậntải đường sắt phải bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng hóa, hành lý kýgửi, bao gửi theo quy định sau đây:

a) Theo giá trị đã kê khai đốivới hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi có kê khai giá trị; trong trường hợpdoanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt chứng minh được giá trị thiệt hạithực tế thấp hơn giá trị đã kê khai thì mức bồi thường được tính theo giá trịthiệt hại thực tế;

b) Theo giá trị trên hóa đơn muahàng hoặc theo giá thị trường tại thời điểm bồi thường đối với hàng hóa khôngkê khai giá trị mà chỉ kê khai chủng loại và trọng lượng, tuỳ theo cách tínhnào cao hơn;

c) Đối với hàng hoá, hành lý kýgửi, bao gửi không kê khai giá trị, không có hoá đơn mua hàng thì mức bồithường được tính theo giá trị trung bình của hàng hoá cùng loại nhưng khôngvượt quá mức bồi thường do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

2. Ngoài mức bồi thường quy địnhtại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải hoàn lạicho hành khách, người thuê vận tải cước, phụ phí vận chuyển hàng hóa, hành lýký gửi, bao gửi bị thiệt hại.

Điều 109.Giải quyết tranh chấp

1. Các tranh chấp về hợp đồngtrong hoạt động đường sắt được giải quyết theo các hình thức sau đây:

a) Thông qua thương lượng, hoàgiải;

b) Yêu cầu Trọng tài giải quyếthoặc khởi kiện tại Toà án.

2. Trình tự, thủ tục giải quyếttranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 110.Thời hạn khiếu nại

1. Thời hạn khiếu nại do các bênthoả thuận, trường hợp các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại đượcquy định như sau:

a) Ba mươi ngày, kể từ ngày xảyra thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của hành khách;

b) Sáu mươi ngày đối với hànghoá bị mất mát, hư hỏng, kể từ ngày hàng hoá được giao cho người nhận hoặc ngàymà lẽ ra phải được giao cho người nhận;

c) Ba mươi ngày đối với hành lýk?ý gửi, bao gửi bị mất mát, hư hỏng, kể từ ngày hành lý k?ý gửi, bao gửi đượcgiao cho người nhận hoặc ngày mà lẽ ra phải được giao cho người nhận.

2. Trong thời hạn sáu mươi ngày,kể từ ngày nhận được khiếu nại, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt cótrách nhiệm giải quyết.

Điều 111.Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầugiải quyết tranh chấp về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh đường sắt đượcthực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về trọngtài thương mại.

CHƯƠNG VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 112.Quy định đối với tổ chức, cá nhân hoạt động đường sắt

1. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằngvăn bản liên quan đến hoạt động đường sắt đã tồn tại trước thời điểm Luật nàycó hiệu lực vẫn có giá trị thực hiện theo thời hạn đã được ghi trong hợp đồnghoặc thỏa thuận đó.

2. Sau khi Luật này có hiệu lực,những sửa đổi, bổ sung trong hợp đồng hoặc thỏa thuận quy định tại khoản 1 Điềunày phải được thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Chính phủ quy định điều kiệnvà thời gian tổ chức, cá nhân hoạt động đường sắt tiến hành điều chỉnh cơ cấu,tổ chức và hoạt động phù hợp với quy định của Luật này.

Điều 113.Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 01 năm 2006.

Điều 114.Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hộinước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14tháng 6 năm 2005.

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Luật Đường sắt 2005
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề