Nhập khẩu và cắt khẩu sau khi ly hôn

Tóm tắt câu hỏi

Nhập khẩu và cắt khẩu sau khi ly hôn

Cho tôi hỏi là sau khi ly hôn thì người vợ đã nhập khẩu vào nhà chồng trướcđó có bắt buộc phải cắt khẩu về nhà mẹ đẻ hay không? Hay có thể vẫn để chung khẩuvới nhà chồng cũ.

Người gửi: Phạm Tuyết (Hà Nội)

nhap khau va cat khau sau khi ly hon 1

Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tớiLuậtViệt Phong. Về câu hỏicủa bạn,công ty Luật Việt Phongxin tư vấn và hướng dẫn bạn nhưsau:

1.Cơ sở pháp lý

 

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Luật Cư trú 2005

2. Nhập khẩu và cắt khẩu sau khi ly hôn

Theo nhưthông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng 2 bạn đã ly hôn nhưng bạn còn bănkhoăn về việc nhập cắt khẩu nhà chồng sau khi ly hôn. Thông thường, sau Bản ánly hôn thì quan hệ hôn nhân mặc nhiên chấm dứt. Một trong những rắc rối dễ thấylà vấn đề cắt chuyển hộ khẩu của người không còn quyền lưu trú trong căn nhàcủa người đã từng là vợ, hoặc chồng mình.

Căn cứ theo Điều 27 Luật Cư trú năm 2006 quy địnhvấn đề tách sổ hộ khẩu như sau:

“1. Trường hợp có cùngmột chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tạikhoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho táchsổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu,người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu,nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy địnhtại điểm b khoản 1 Điều này…”

Đối với trường hợp của bạn, do trước đây bạn nhậphộ khẩu vào nhà chồng, nên thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 25 Luậtcư trú:

“1. Sổ hộ khẩu được cấpcho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầyđủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy địnhvề đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có ng­ười từ đủ mười tám tuổi trởlên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hànhvi dân sựthì đ­ược cử một ng­ười trong hộ làm chủ hộ.

Những ng­ười ở chung mộtchỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vàanh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.

2. Nhiều hộ gia đình ởchung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.

3. Ng­ười không thuộctrường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tạiĐiều 19 và Điều 20 của Luật này và đ­ược chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩucấp cho hộ gia đình thì đ­ược nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.”

Vì vậy,để thực hiện được việc tách sổ hộ khẩu cần phải có “sự đồng ý bằng văn bản củachủ hộ”.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phongvề vấn đề Nhập khẩu và cắtkhẩu sau khi ly hôn. Chúng tôihi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trongcông việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vuilòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật ViệtPhong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Tạ Thị Hồng Tươi

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Nhập khẩu và cắt khẩu sau khi ly hôn
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề