Phát sinh nghĩa vụ liên đới trong giao dịch dân sự

Tóm tắt câu hỏi

Phát sinh nghĩa vụ liên đới trong giao dịch dân sự.

Em là Khải, hiện là sinh viên. Để tăng thu nhập nhưng không để ảnh hưởng đến việc học em có đăng ký làm lái xe uber moto (nghĩa là lái xe ôm cho hãng uber) được vài tháng nay. Em biết hãng Uber trước giờ vẫn dính vào các vụ kiện và cáo buộc về tội trốn thuế, có nhiều nước cũng cấm. Ở Việt Nam các tài xế lái xe ô tô gần đây cũng bị Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông xử phạt. Sau này có khả năng truy thu thuế công ty. Riêng xe ôm thì theo em được Uber thông tin là như các loại hình xe ôm khác, giao dịch dân sự nên không bị ảnh hưởng. Lúc tham gia em không phải kí hợp đồng gì, chỉ tạo tài khoản và đảm bảo đủ giấy tờ yêu cầu như CMND, bằng lái A1, lý lịch tư pháp, cà vẹt xe, bảo hiểm xe là được.

Em có thắc mắc cần văn phòng tư vấn giúp là giả sử sau này Uber bị khởi kiện, hoặc bị tiến hành truy thu thuế, thì em có bị liên đới trách nhiệm hay nằm trong danh sách những người có liên quan không? Vì sau này em e ngại lý lịch tư pháp của mình không còn là “không vi phạm pháp luật” nữa và đi xin việc sẽ gặp khó khăn.

Em rất mong nhận được phản hồi của văn phòng luật sư.

Người gửi: Nguyễn Khải (Hà Nội)

Phát sinh nghĩa vụ liên đới trong giao dịch dân sự

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1) Căn cứ pháp lý

– Bộ Luật Dân sự năm 2005;

– Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014.

2) Phát sinh nghĩa vụ liên đới trong giao dịch dân sự.

Căn cứ theo Điều 280 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về Nghĩa vụ dân sự như sau:

“1. Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền).”

Tùy từng trường hợp mà nghĩa vụ dân sự có thể do một người hoặc nhiều người cùng thực hiện. Khi nhiều người cùng thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ có thể được thực hiện riêng rẽ hoặc liên đới thực hiện.

Về nghĩa vụ dân sự liên đới, tại Khoản 1 Điều 298 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

“1. Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.”

Về căn cứ phát sinh: Pháp luật không quy định cụ thể căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự liên đới nhưng dựa vào quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự nói chung và các trường hợp quy định cụ thể chịu trách nhiệm liên đới, có thể thấy nghĩa vụ dân sự liên đới phát sinh từ các căn cứ sau:

–  Thỏa thuận của các bên trong hợp đồng dân sự: Điều 388 Bộ luật Dân sự năm 2005: Khái niệm hợp đồng dân sự: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Các chủ thể trong quan hệ dân sự có vị trí độc lập, bình đẳng với nhau vì vậy pháp luật dân sự khi điều chỉnh các quan hệ dân sự cũng dựa trên sự tự thỏa thuận của các bên. Nếu trong hợp đồng, các bên đã thỏa thuận rõ về việc nghĩa vụ sẽ được liên đới thực hiện thì phải liên đới thực hiện nghĩa vụ đó.

Các trường hợp cụ thể do pháp luật quy định: Trong một số trường hợp nhất định tuy các chủ thể không có thỏa thuận về việc liên đới thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng pháp luật quy định các bên có nghĩa vụ phải liên đới thực hiện nghĩa vụ. Sự liên đới xuất phát từ mối quan hệ đặc biệt giữa những người có nghĩa vụ hoặc thiệt hại do lỗi của nhiều người mà không thể phân định rõ trách nhiệm. Các trường hợp pháp luật quy định các bên phải liên đới thực hiện nghĩa vụ dân sự gồm:

+) Khoản 2 Điều 110 Bộ luật Dân sự năm 2005: Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình: “2. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.”

+) Khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2005: Trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác: “2. Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của tổ; nếu tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình.”

+) Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng:

“1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này”

+) Khoản 3 Điều 146 Bộ luật Dân sự năm 2005: Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện: “3. Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.”

+) Điều 365 Bộ luật Dân sự năm 2005: Nhiều người cùng bảo lãnh

“Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập”

+) Điều 449 Bộ luật Dân sự năm 2005: Mua bán quyền tài sản: “2. Trong trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.”

+) Điều 497 Bộ luật Dân sự năm 2005: Quyền, nghĩa vụ của những người thuộc bên thuê có tên trong hợp đồng thuê nhà ở:

“Những người thuộc bên thuê có tên trong hợp đồng thuê nhà có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với bên cho thuê và phải liên đới thực hiện các nghĩa vụ của bên thuê đối với bên cho thuê.”

+) Điều 616 Bộ luật Dân sự năm 2005: Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra:

“Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”

Như vậy các trường hợp cụ thể làm phát sinh trách nhiệm liên đới bao gồm:

– Các thành viên trong gia đình 

– Tổ viên của tổ hợp tác

– Người đại diện và người giao dịch với người đại diện

– Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ

– Quyền tài sản là quyền đòi nợ

– Hợp đồng thuê nhà 

– Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Như vậy theo như chúng tôi đã phân tích thì trường hợp của bạn không nằm trong diện phải chịu trách nhiệm liên đới, hơn nữa giữa bạn và doanh nghiệp cũng không có hợp đồng quy định rõ về trách nhiệm liên đới giữa 2 bên cho nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm mình sẽ không phải chịu trách nhiệm liên đới.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn Phát sinh nghĩa vụ liên đới trong giao dịch dân sự. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Phát sinh nghĩa vụ liên đới trong giao dịch dân sự
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

1/5 - (1 bình chọn)

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề