Phương thức giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai

Tóm tắt câu hỏi

Kính nhờ quý công ty tư vấn giúp em ạ!
Gia đình em và gia đình hàng xóm có mâu thuẫn về việc sử dụng đất hàng rào. Gia đình em cho rằng nhà hàng xóm đã lấn chiếm đất nhà em để sử dụng, vậy nên đã nhiều lần làm đơn lên xã và lên cấp huyện để giải quyết phân chia lại hàng rào ranh giới giữa hai gia đình. Nhưng lên cả cấp huyện và cấp xã đều không được giải quyết mà chỉ nhận được lời hứa là sẽ xem xét giải quyết. Đến nay đã gần 2 năm kể từ ngày gia đình em làm đơn. Vậy nên em mong luật sư tư vấn cho em làm cách nào để được giải quyết hợp lý. Cám ơn luật sư!
Người gửi: Hiệp Nguyễn
hang rao be tong

Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013;
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
Nghị định 43/2014/NĐ – CP quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai.

2/ Phương thức giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai 

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì bạn đang có tranh chấp với gia đình liền kề về việc sử dụng đất hàng rào, mà cụ thể bạn cho rằng nhà hàng xóm đã lấn chiếm đất nhà bạn để sử dụng. 
 Để xác định xem nhà hàng xóm có lấn chiếm đất nhà bạn hay không, bạn cần căn cứ vào diện tích đất ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, căn cứ vào trích lục bản đồ địa chính trên xã, từ đó xem xét xem gia đình nhà hàng xóm có lấn chiếm đất nhà bạn hay không. Nếu việc lấn chiếm đó ảnh hưởng đến gia đình bạn, bạn có thể gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã để yêu cầu hòa giải theo quy định tại Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai năm 2013. Khi đó, “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai” (Khoản 3 Điều 202 Luật đất đai năm 2013). Nếu việc hòa giải thành thì Ủy ban nhân cấp xã sẽ gửi biên bản hòa giải thành đến Phòng Tài nguyên và môi trường nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới (Khoản 4 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ – CP). 
Căn cứ theo Điều 203 Luật đất đai năm 2013 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thì:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành”.
Như vây, nếu việc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã không thành thì bạn có thể lựa chọn phương thức giải quyết sau đây:
Trường hợp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 bao gồm:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ”.
thì tranh chấp này sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân. 
Trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 nêu trên thì bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết như sau:
+ Bạn có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu giải quyết căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
+ Hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. 
Xét thấy, việc bạn gửi đơn yêu cầu giải quyết lên Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện là có căn cứ pháp lý rõ ràng. Việc Ủy ban nhân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện không tiến hành giải quyết yêu cầu của bạn chính là hành vi không thực hiện đúng nhiệm vụ, công vụ của mình theo quy định của pháp luật, khi đó bạn có quyền khiếu nại hành vi hành chính đó theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề Phương thức giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. 
Chuyên viên: Phạm Nhung

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Phương thức giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề