Sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc có vi phạm pháp luật lao động hay không?

Posted on Tư vấn luật lao động 247 lượt xem

m tắt câu hỏi :

Sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc có vi phạm pháp luật lao động hay không?

Xin chào Ban tư vấn Công ty Luật Việt Phong! Gia đình tôi có một cơ sở sản xuất nhỏ chuyên làm Bánh đa kế. Vì muốn phát triển ngành nghề truyền thống làm bánh đa kế. Do đó, tôi muốn tuyển các em học sinh khoảng 13, 14 tuổi ở địa phương, vừa giúp các em có thêm thu nhập, vừa giúp các em biết được ngành nghề truyền thống của địa phương mình. Tôi sẽ đảm bảo trả lương đầy đủ cho các em. Như vậy, việc các em học sinh này chưa đủ 18 tuổi mà làm việc cho tôi có vi phạm pháp luật không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Nguyễn Thị Thanh ( Bắc Giang)

Sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc có vi phạm pháp luật lao động hay không?

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của chị, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho chị như sau:

1/ Căn cứ pháp lý.

– Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 06 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội về ban hành danh mục công việc nhẹ nhàng được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc;

2/ Sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc có vi phạm pháp luật lao động hay không?

Theo thông tin chị cung cấp, chị muốn tuyển các em học sinh khoảng 13, 14 tuổi để duy trì, phát triển ngành nghề truyền thống của địa phương – Bánh đa kế. Điều này không vi phạm pháp luật lao động, nếu:

Căn cứ tại Mục II (Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 06 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội) ghi nhận danh mục các công việc nhẹ nhàng được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc quy định về danh mục công việc được sử dụng người lao động từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm việc như sau:

“1. Những công việc được sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc.

2. Các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chấm nón, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo, làm giá đỗ, làm bánh đa (miến), làm bánh đa Kế.

3. Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, làm tranh Đông Hồ, nặn tò he.

4. Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình.

5. Nuôi tằm.                                    

6. Gói kẹo dừa”.

Căn cứ tại Khoản 3, Điều này, chị được sử dụng các em học sinh 13, 14 tuổi vào làm việc. Tuy nhiên, để không vi phạm pháp luật thì chị chỉ được tuyển các em từ đủ 13 tuổi vào làm việc tại cơ sở sản xuất của mình để làm bánh đa Kế của mình.

Do vậy, chị phải sử dụng các em học sinh từ đủ 13 tuổi trở lên. Nếu chị sử dụng các em chưa đủ 13 tuổi để tham gia quan hệ lao động là vi phạm pháp luật lao động.

Vì vậy, chị không vi phạm pháp luật lao động lao động trong việc sử dụng người lao động dưới 15 tuổi tham gia quan hệ lao động, khi: các em học sinh đó từ đủ 13 tuổi trở lên.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc có vi phạm pháp luật lao động hay không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc có vi phạm pháp luật lao động hay không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề